228
XỨ ĐÀNG TRONG
“Một thương gia người Bồ, không mấy thích cái tập tục kỳ quặc
này và thấy mình hằng ngày cứ bị quấy rầy phải cho một cái gì đó
anh ta có, một hôm, đã quyết định làm theo cách thức người ta đã
làm đối với anh ta. Anh ta tới một chiếc ghe của một người đánh
cá nghèo và thò tay vào một giỏ lớn đầy cá và nói với người đánh
cá bằng ngôn ngữ của xứ sở này, sin mocay (xin một cái? xin một
cây?). Người đánh cá chẳng nói chẳng rằng đưa ngay cho anh ta
giỏ cá để anh ta mang đi. Thương gia người Bồ này đã mang giỏ
cá về nhà, ngạc nhiên về sự rộng rãi của người đánh cá nghèo”
1
.
Văn hóa vật chất
Dĩ nhiên, một số hành động của lòng quảng đại này có thể
đã phản ánh tình trạng sung túc của Đàng Trong vào buổi đầu.
Dân cư thưa thớt, trong khi thực phẩm và tài nguyên lại dồi dào
và dễ dàng khai thác. Tình trạng này tạo nên một lối sống giống
những người láng giềng của họ ở Đông Nam Á hơn.
Có nhiều ví dụ. Chẳng hạn, cách thức người thường dân
tại Đàng Trong, cho tới cuối thế kỷ 18, cất nhà trên cọc như ở
các nơi khác trong vùng Đông Nam Á. “Nhà cửa thì làm trống
về phía dưới để cho nước lưu thông và vì thế thường đặt trên
những cột lớn”
2
. Có lẽ quan trọng hơn, như Reid lưu ý, kiểu nhà
này giúp “bảo đảm là có thể di chuyển toàn bộ căn nhà khi cần
thiết”
3
. Những cái am trên cây chúng ta đã nói trên đây xem ra
cũng theo cùng một nguyên tắc.
Có một loại ghe của người Mã Lai, ghe bàu, được sử dụng
1 Borri, sđd, trg. E 6.
2 Alexandre de Rhodes, Divers Voyages et Missions dv P. Alexandre de Rhodes en la Chiné, & autres
Royaumes de l’Orient, Cramoisy, Paris, 1653. Bản dịch tiếng Việt của Hồng Nhuệ, Đại Kết, thành phố
Hồ Chí Minh, 1994, trg. 49.
3 Reid, A., Southeast Asia in the age of Commerce, 1450-1680, tập 1, trg. 62.
www.hocthuatphuongdong.vn