XỨ ĐÀNG TRONG - Trang 232

230

XỨ ĐÀNG TRONG

thành một loại cày mới. Các bộ phận của cây cày Chăm đều giữ

lại tên gọi theo tiếng Chăm như pah lingal, lưỡi xới, iku chỉ tay

cầm, thru chỉ lưỡi cày. Chỉ có các phần gắn với cái nang là mang

tên Việt mà thôi như to nang hay tế nang. Loại cày này đã được

phổ biến xuống phía nam, tới tận đồng bằng sông Cửu Long

cùng với các nông dân người Việt. Ở đây, cây cày đã được gia

cố thêm cho phù hợp với vùng đất lầy

1

.

Ngoài các ví dụ trên đây, chúng ta còn thấy văn hóa Chăm

đã để lại những ảnh hưởng rộng lớn đến độ ngày nay người

ta vẫn còn có thể nhận ra những ảnh hưởng này trong một số

phong tục của người Việt ở miền Trung: từ việc ăn gỏi đến cách

thức đội khăn

2

, chôn cất người chết trong huyệt theo kiểu người

Chăm mặc dù người Việt không nhất thiết hiểu rõ nguồn gốc

không phải Việt Nam của những phong tục này

3

. Một trong

số tập quán mượn của người Chăm nhưng ngày nay không

còn nữa, tuy là một đặc điểm hoàn toàn không có tính cách cổ

truyền của đời sống tại Đàng Trong, là việc sử dụng voi. Một

trong những cách mới này là dùng voi vào việc tiêu khiển. Hồi

xưa, trong quân đội của người Việt, có tượng cơ và voi cũng

được sử dụng trong một số nghi lễ tại triều đình nhưng săn voi

và đấu voi xem ra không phải là những hình thức tiêu khiển như

chúng ta thấy nơi các vua Chăm. Cách săn voi của người Chăm

đã được một người Tây Ban Nha tả vào năm 1595 như sau:

“Đại hội thứ năm diễn ra khi nhà vua đi săn voi. Ông mang

theo người thuộc tầng lớp quý phái và các tướng lãnh của vương

quốc và tất cả đều dẫn theo voi cái cùng với 500 hoặc 600 người

1 Ngô Đức Thịnh và Nguyễn Việt, “Các loại hình cày hiện đại của dân tộc ở Đông Nam Á”, tạp chí Khảo cổ

học, số 4. 1981, trg. 55-56. Về cái cày của người Khmer, xem Đặng Văn Thông, “Nông cụ truyền thống
ở Cần Đước”, Cần Đước, Đất và Người, Sở Văn hóa - Thông tin Long An, 1988, trg. 135-136.

2 Cách thức trang điểm mái tóc theo kiểu Chăm này được ghi nhận trong Tinh Tra thắng lãm, được viết

vào thế kỷ 15, do Phú Tín. Xem Tinh Tra thắng lãm, Trung Hoa Thư cục, Bắc Kinh, 1954, trg. 3.

3 Các mộ huyệt xung quanh Huế hoàn toàn khác với mộ huyệt ở cả miền Bắc lẫn miền Nam Việt Nam.

Xin cám ơn giáo sư Đỗ Văn Ninh đã lưu ý tôi là các mộ huyệt này theo đúng kiểu xưa của người Chăm.

www.hocthuatphuongdong.vn

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.