232
XỨ ĐÀNG TRONG
“Thứ tự là thế này: trước hết nó (con voi) chộp lấy hắn (tội
nhân) lấy vòi quấn lấy hắn và hất hắn lên cao rồi lấy ngà đỡ lấy
hắn, do sức nặng, hắn có thể mắc vào ngà voi, voi hất hắn xuống
đất và cuối cùng chà hắn dưới chân”
1
.
Voi còn được dùng cho tới đầu thế kỷ 19. Theo White, người
ta cũng còn dùng voi để chữa cháy:
“Để ngăn ngừa ngọn lửa khỏi lan rộng, người ta dùng voi làm
sập đổ các căn nhà lân cận. Chỉ một trong số các con vật mạnh
mẽ này cũng đủ để san bằng căn nhà thuộc loại thông thường ở
xứ này. Tuy nhiên, đôi khi cũng cần tới hai con. Cách thức thực
hiện như sau: người quản tượng điều khiển voi tiến tới mục tiêu
cần lật đổ và voi dùng đầu húc. Nhờ cách thức này, công việc phá
hủy được thực hiện một cách nhanh chóng. Ngài (Lê Văn Duyệt)
rất sảng khoái và cười thoải mái khi ngài chỉ cho chúng tôi quan
sát một số động tác của số voi của ngài đang làm sập đổ nhiều
căn nhà”
2
.
Người ta cũng còn thấy ảnh hưởng của Chăm trong một
số công việc hành chánh, đặc biệt trong cách thức đánh thuế.
Như chúng ta đã thấy ở chương 5, các viên chức của họ Nguyễn
không nhận lương của nhà nước nhưng bù lại, họ được quyền
kiểm soát lợi tức của một số suất đinh. Đây 1à công thức của
người Chăm. Công thức này cũng còn gặp thấy nơi người Lào
vào thời này như Nam chưởng kỷ lược khẳng định
3
. Mặt khác, ở
phía bắc, ngay từ 1236, nhà Trần đã bắt đầu trả “lương” cho các
công chức của mình. Do đó chúng ta có thể thấy một sự tương
phản đáng lưu ý: trong khi một viên chức ở Đàng Ngoài, vào
thế kỷ 17 và 18, có thể bị bắt tội nếu sơ múi trên số thuế ông ta
1 Borri,
Cochin-china, trg. H1.
2 John White, A Voyage to Cochin-China, Oxford University Press, Kuala Lumpur, 1972, trg. 320.
3 Nam chưởng kỷ lược, lưu giữ tại trường Viễn Đông Bác cổ Pháp dưới dạng microfilm... “các viên chức
không có lương. Họ sống trên những người chịu thuế được vua cấp cho họ tùy theo địa vị của họ”.
www.hocthuatphuongdong.vn