XỨ ĐÀNG TRONG - Trang 235

CUỘC SỐNG Ở ĐÀNG TRONG: HỘI NHẬP VÀ SÁNG TẠO 233

thu được thì đồng nghiệp của ông ta ở Đàng Trong lại coi đó là

cách thức hợp pháp để mưu sinh. Trong trường hợp này, cũng

như trong nhiều trường hợp khác, họ Nguyễn hẳn nhận ra rằng

tạo cho mình một sắc thái địa phương không chỉ là việc làm

thích đáng mà còn đem lại lợi lộc cho chính họ nữa.

Đàng Trong của họ Nguyễn và phong trào Tây Sơn

Nói đến lịch sử kinh tế - xã hội xứ Đàng Trong thế kỷ 17 và 18

không thể không nói tới phong trào Tây Sơn. Tuy nhiên, phong

trào Tây Sơn đã được khá nhiều tác giả Việt Nam tìm hiểu.

Nhiều công trình nghiên cứu đã được xuất bản về tính chất, ý

nghĩa cũng như tầm vóc của phong trào này trong lịch sử dân

tộc Việt Nam. Do đó, ở đây, chúng tôi không muốn trình bày

lại những gì đã được các tác giả đề cập đến mà chỉ muốn đưa

ra một tổng quan về tình hình kinh tế - xã hội của thời này để

góp phần làm hiểu rõ hơn một phong trào khá đặc trưng của

lịch sử xứ Đàng Trong thời các chúa Nguyễn.

Vào giữa thế kỷ 18, hệ thống nhà nước của họ Nguyễn đang

trở thành nạn nhân của chính thành quả của mình. Các đơn vị

hành chánh chính của vương quốc họ Nguyễn sang thế kỷ 18

đòi hỏi phải được điều chỉnh. Vương quốc chủ yếu được chia

thành hai xứ Thuận Hóa gồm vùng đất từ Quảng Bình, ranh

giới phía bắc của vương quốc, tới Huế, và Quảng Nam, gồm

tất cả vùng đất còn lại ở phía nam, tới tận đồng bằng sông Cửu

Long. Sự phân chia này đã có từ đời Hồng Đức vào thế kỷ 15

khi người Việt chiếm được vùng đất phía bắc đèo Cả. Đây là

một sự phân chia khá hợp lý cho tới giữa thế kỷ 17. Tuy nhiên,

vào cuối thập niên 1670, xứ Quảng Nam càng ngày càng được

mở rộng xuống đồng bằng sông Cửu Long. Từ thời điểm này,

www.hocthuatphuongdong.vn

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.