234
XỨ ĐÀNG TRONG
Quảng Nam bắt đầu phát triển nhanh chóng thành một vùng
sản xuất thóc gạo
1
.
Và hậu quả là đồng bằng sông Cửu Long, trong khi đem lại
cho họ Nguyễn một kho tàng thì lại cũng càng ngày càng trở nên
một của nợ đối với chính thể họ Nguyễn vào thế kỷ 18. Trong
thế kỷ 17, guồng máy chính quyền đã tỏ ra khá đầy đủ đối với
việc quản lý vùng đất tương đối gọn gàng của Đàng Trong cũ.
Nhưng sự phát triển về phía đồng bằng sông Cửu Long và đặc
biệt là những khó khăn gây nên bởi sự hiện hữu của một vùng
đất bán độc lập do Mạc Cửu chiếm giữ trong vùng Hà Tiên đã
tạo nên một tình huống hoàn toàn mới mẻ mà hình thức hành
chính này không thích nghi nổi. Thêm vào đó, họ Nguyễn lại
phải trực tiếp đương đầu với người Khmer và người Thái. Thế
giới văn hóa của đồng bằng sông Cửu Long tự nó gần như là
một thế giới khác với các vùng Thuận Hóa và Quảng Nam đã
được định cư lâu đời hơn, và do đó, không thể được quản lý
một cách có hiệu quả về lâu về dài nguyên chỉ bằng việc nới
rộng kiểu quản lý tại các vùng đất cũ. Thực tế, toàn bộ hệ thống
hành chính của họ Nguyễn cần phải được tổ chức lại mới có
thể đáp ứng tình hình của đồng bằng sông Cửu Long. Và để
làm điều này, cần phải có một chính thể mạnh. Một số cải cách
tuy đã được thực hiện vào thập niên 1740, nhưng nhìn chung,
không đáp ứng nhiệm vụ của họ Nguyễn trong thế kỷ 18. Bị
thúc đẩy quá mạnh, toàn bộ hệ thống bị trật ra khỏi quỹ đạo
thông thường của nó và rơi vào tình trạng bấp bênh chưa hề
có trước đây.
Họ Nguyễn đã tìm cách giải quyết các khó khăn nảy sinh từ
việc mở rộng quyền hành quá xa về phía nam bằng cách gia
tăng yêu sách đối với một số vùng quan trọng của Đàng Trong
1 Sự quy phục của Mạc Cửu vào đầu thế kỷ 18 đưa vùng Hà Tiên về họ Nguyễn.
www.hocthuatphuongdong.vn