CUỘC SỐNG Ở ĐÀNG TRONG: HỘI NHẬP VÀ SÁNG TẠO 235
cũ. Đặc biệt, việc giải quyết này dẫn đến những hậu quả nghiêm
trọng đối với các tỉnh kế cận Đồng Nai, đặc biệt là vùng Quy
Nhơn. Vùng từ Quy Nhơn đến Bình Thuận đã phải gánh một
gánh quá nặng theo tỷ lệ cho việc họ Nguyễn phát triển về phía
nam và phía tây vào giữa thế kỷ 18. Trong thập niên 1760 và
đầu thập niên 1770, họ Nguyễn liên tục đòi hỏi vùng này phải
cung cấp nhân công và của cải. Các quy định về thuế ở đây trở
nên nghiêm nhặt hơn và những biện pháp đặc biệt đã được áp
dụng để thu thuế, tại Phú Yên từ 1758 và tại Quy Nhơn, năm
1772
1
. Khi người vùng cao nguyên (Đá Vách) tấn công nông
dân ở Quảng Ngãi năm 1770, Huế đã gửi các binh lính được
tuyển mộ tại Quy Nhơn và Phú Yên tới dẹp. Đáng chú ý hơn
nữa là vào năm 1772, trọn một năm sau khi Tây Sơn nổi dậy ở
Quy Nhơn, họ Nguyễn còn đưa 10.000 binh lính và 30 thuyền
chiến từ các vùng lân cận Bình Khang và Bình Thuận đi đánh
nhau với quân Xiêm ở Hà Tiên
2
.
Việc giải quyết các khó khăn ở phía bắc lại cũng đè lên Quy
Nhơn. Dân số gia tăng ở Thuận Hóa và có lẽ ở cả Quảng Nam
vào thế kỷ 18 nên phải gia tăng số gạo được chuyển từ đồng
bằng sông Cửu Long
3
. Tình hình này làm cho con đường vận
chuyển giữa trung ương và phía nam càng ngày càng trở nên
quan trọng. Nhưng tình hình này lại cũng đè nặng lên Quy
Nhơn. Theo Phủ biên, vào năm 1768, Quy Nhơn đã cung cấp
gần một phần năm tổng số 341 thuyền do chính quyền mộ để
chở thóc gạo từ đồng bằng sông Cửu Long tới Thuận Hóa. Con
số các thuyền này tính theo vùng như sau
4
:
1 Tiền biên, quyển 11, trg. 148, 158.
2 Tiền biên, quyển 11, trg. 158.
3 Xem phần trình bày về nhu cầu tiền tệ nơi chương Bốn.
4 Phủ biên, tập 4, trg. 41.
www.hocthuatphuongdong.vn