CUỘC SỐNG Ở ĐÀNG TRONG: HỘI NHẬP VÀ SÁNG TẠO 237
vùng từ Quảng Nam đến Diên Khánh vào năm 1769 còn phải
đóng một thứ thuế khác nặng hơn thế nữa. Loại thuế mới này
tăng 55% phần đóng bằng thóc gạo và 75% phần đóng bằng
tiền mặt
1
. Các sử quan của triều Nguyễn sau này, khi viết về
những người lãnh đạo phong trào Tây Sơn, lập luận rằng phong
trào đã bùng nổ vì những hành động hống hách và độc tài của
nhiếp chính Trương Phúc Loan
2
. Thoạt nhìn các nông dân bình
thường đi theo “quân phiến loạn” Tây Sơn xem ra thật là xa vời
đối với các vấn đề của triều đình, ngoại trừ việc “theo lời người
ta nói, thuế tạp ở xứ Quảng Nam Trương Phúc Loan mới tăng”
3
.
Các yêu sách của Trương Phúc Loan thực ra chỉ là tia lửa làm
cho sự lo âu của quần chúng ở đây đang như đống củi khô bốc
cháy. Nhưng điều làm cho ngọn lửa bùng lên sau đó chính là
hệ thống thuế má được áp dụng khi ấy. Khi người dân bị vắt
ép tới tận cùng, thì đa số các viên chức của họ Nguyễn cũng
chẳng còn gì mấy để sống. Cái mắc mứu lớn trong hệ thống cấp
dưỡng cho các viên chức của họ Nguyễn có thể được trình bày
như sau: trong khi hệ thống này xem ra thích hợp và hữu hiệu
đối với họ Nguyễn trong thời thịnh, thì trong thời khó khăn vào
giữa thế kỷ 18, việc giải quyết các nhu cầu của các viên chức
lại đã làm cho tình hình ra tồi tệ hơn. Cũng có thể nói như vậy
về quân đội của họ Nguyễn. Những đòi hỏi của họ đã làm cho
tình hình giữa họ Nguyễn và những người đóng thuế vốn đã
căng lại thêm căng thẳng.
Chóp đỉnh của tất cả chuyện này là ở chỗ, vào giữa thế kỷ 18,
chính thể họ Nguyễn đang đi vào một quá trình chuyển biến,
từ một guồng máy quân sự chuyển sang một nền hành chính
dân sự. Vào thế kỷ 18, chính thể họ Nguyễn xem ra đã đạt tới
1 Xem Bảng 7 nơi chương Năm.
2 Đại Nam chính biên liệt truyện sơ tập, quyển 30, trg. 1331.
3 Phủ biên, quyển 4, trg. 2a.
www.hocthuatphuongdong.vn