XỨ ĐÀNG TRONG - Trang 244

242

XỨ ĐÀNG TRONG

tặc”. Ở phía bắc, người ta gọi là “Tây nhân” hay “Tây triều”. Từ

“Tây” chỉ nét đặc trưng nhất của phong trào Tây Sơn. Khác với

họ Nguyễn chủ yếu quan tâm tới phía bắc và phía nam, Tây Sơn

tỏ ra đặc biệt lưu ý đến phía tây. Vào năm 1791

1

, tướng Tây Sơn

là Trần Quang Diệu đã tấn công Vạn Tượng với một đạo binh

gồm 10.000 người

2

.

Chúng ta thấy tính cách “tây” hay mối liên hệ với cao nguyên

trong con đường chiến lược ở Quảng Ngãi đã giúp Tây Sơn tấn

công một cách có hiệu quả vào Phú Xuân năm 1785

3

. Theo Đại

Nam nhất thống chí, dân địa phương ở đây nói là con đường

này do Trần Quang Diệu, tướng Tây Sơn mở

4

. Nguồn lao động

chính để mở con đường gọi là “thượng đạo” là do các dân tộc

ít người cung cấp, theo Quảng Ngãi tỉnh chí

5

. Vào năm 1786,

Nguyễn Huệ còn dùng con đường này để tấn công Thăng Long.

Một nhà nghiên cứu người Việt còn khẳng định là con đường

Hồ Chí Minh nổi tiếng (phần trong lãnh thổ Việt Nam) chỉ là

một khúc của con đường được mở dưới sự chỉ huy của Trần

Quang Diệu vào thế kỷ 18

6

. Sự đồng hóa Tây Sơn với phía tây

1 Các nguồn tư liệu xem ra không thống nhất về thời điểm diễn ra cuộc tấn công này. Theo Hoa Bằng

thì nó đã diễn ra vào năm 1791. History of Laos (Lịch sử Lào) thì nói nó diễn ra vào năm 1788. Niên
biểu lịch sử cổ trung đại Việt Nam
nói là nó đã xảy ra từ tháng 6 đến tháng 10 âm lịch năm 1790. Niên
Biểu của Xiêm cũng thống nhất với thời điểm này. Trong khi đó, các tư liệu phát hiện ở Quy Hợp có
nhiều bức thư trao đổi giữa Lào và Tây Sơn cho thấy là cuộc tấn công đã diễn ra giữa các năm 1792 và
1793. Có thể là đã có hai cuộc tấn công của Tây Sơn vào Vientian. Xem Hoa Bằng, Quang Trung, trg.
262; Maha Sila Viravong, History of Laos, Paragon Book Reprint Corp. New York, 1964, trg. 109-110;
The Dynastic Chronicle, Bangkok Era, the First Reign, do Thadeus & Chadin Flood, dịch và xuất bản,
The Center for East Asian Studies, Tokyo, 1978, quyển 1, trg. 170-171; Trần Văn Quý, “Tư liệu lịch sử về
quan hệ Việt-Lào phát hiện ở Quy Hợp-Hương Khê, Nghệ Tĩnh”. rônêô, trg. 9-12.

2 Tuy nhiên, một nguồn tư liệu của Thái lại nói là chỉ có 3.000 lính Việt Nam. Xem The Dynastic

Chronicle, trg. 170-171.

3 Lê Trọng Khánh, “Về những con đường hành quân của Nguyễn Huệ, Tây Sơn Nguyễn Huệ, Nghĩa Bình,

1978, trg. 335.

4 Đại Nam nhất thống chí, quyển 2, trg. 784.
5 Ibid, trg.337.
6 Lam Giang, Hùng khí Tây Sơn.

www.hocthuatphuongdong.vn

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.