240
XỨ ĐÀNG TRONG
Sơn
1
. Ông nói đây là kiếm thần và đánh lừa dân chúng bằng cây
kiếm đó. Nhiều người đã tin vào ông”
2
.
Có ít là một nguồn tư liệu ghi nhận là Nhạc đã tự xưng là
“Thiên vương”
3
. Rất có thể là đằng sau hai chữ Hán này là từ
potao của địa phương và có nghĩa là “ngài” hay “thầy” hay đôi
khi “vua”. Nói cách khác, Nhạc cho rằng mình cũng có quyền
mang tước hiệu họ Nguyễn đã chấp nhận hay chịu chấp nhận
từ các dân tộc địa phương ở phía nam. Nguyễn Nhạc cũng đã
không chọn Quy Nhơn, Huế hay Hội An làm kinh đô mà đã
quyết định mở rộng thị trấn Đồ Bàn, kinh đô cũ của vương
quốc Chăm ở Quy Nhơn
4
.
Cùng với số người Việt định cư trong vùng Tây Sơn, các dân
tộc ít người tại chỗ cũng đã làm thành một phần quan trọng
trong lực lượng của Tây Sơn vào buổi đầu (các thương gia người
Hoa chỉ gia nhập Tây Sơn từ 1773). Phong trào đã quy tụ người
Bahnar ở nguyên Phượng Kiều, người Bahnar (?) ở nguyên An
Tượng và một nhóm người Chăm ở Phú Yên, tách khỏi vua
Chăm ở Thuận Thành và do một nữ chúa tên là Thị Hỏa lãnh
đạo. Theo Phương đình địa dư chí (do Nguyễn Văn Siêu viết
vào thời vua Tự Đức) thì vua Chăm (ở Thuận Thành?) cũng
đã dâng gia tài (regalia?) được truyền từ thế hệ này đến thế hệ
khác cho Nguyễn Nhạc
5
.
1 Theo
Đại Nam nhất thống chí thì núi An Dương Sơn nằm ở phía nam huyện Tuy Viễn, trong thung
lũng sông Ba ở Quy Nhơn. Người ta kể là các dân tộc Sedang và Bahnar ở đây giỏi về nghề đúc kiếm.
Có được cây kiếm ở đây không là chuyện khó. Xem Cửu Long Giang & Toan Ánh, Cao nguyên miền
Thượng, q. 2, trg. 284, 309.
2 Đại Nam chính biên liệt truyện sơ tập, 1841, do Keio Institute of Linguistic Studies in lại, Mita Siba,
Minato-ku, Tokyo, 1962, quyển 30, trg. 1331.
3 Hoàng Lê nhất thống chí, Sưu tập tiểu thuyết và truyện kể của Việt Nam viết bằng chữ Hán, Ecole
Francaise d’Extrême-Orient & Student Book Co. Ltd, Paris-Taipei, 1986, trg. 62.
4 Minh đô sử, quyển 14: “Thành này có chu vi khoảng 30 lí (9.321 dặm). Trong thành có đền Chăm cũ,
voi và sư tử bằng đá”. Tuy nhiên, theo Phan Huy Lê, thành này chỉ có chu vi 7.400m (14,8 lí hay 4.598
dặm). Xem Di tích thành Hoàng đế trong Tây Sơn Nguyễn Huệ, Ty Văn hóa và Thông tin, Nghĩa Bình,
1978, trg. 150.
5 Nguyễn Văn Siêu, Phương đình địa dư chí, trích dẫn theo Lam Giang, Hùng khí Tây Sơn, Sơn Quang,
Sài Gòn, 1968, trg. 15.
www.hocthuatphuongdong.vn