KẾT LUẬN 245
thấy có mấy đổi mới thực sự trong các lãnh vực chính trị, kinh
tế hay văn hóa. Thay vào đó, ngay ở đỉnh cao nhất của những
thành tựu đạt được tức thế kỷ 17, chúng ta vẫn thấy là khí lực
và sức sống của Đàng Trong nảy sinh trực tiếp từ óc thực dụng
và mềm dẻo của các di dân người Việt. Người Việt ở địa phương
đã tiếp nhận và thích nghi bất cứ khía cạnh nào của nền văn
hóa và truyền thống địa phương họ tin là hữu ích. Điều quan
trọng là họ đã cho thấy họ sẵn sàng thải đi hay coi nhẹ những
khía cạnh của tập tục và truyền thống tuy vẫn còn ý nghĩa đối
với người dân ở phía bắc nhưng không còn thích hợp tại vùng
đất mới phía nam nữa.
Một trong những ví dụ nổi bật nhất của diễn tiến này là
cách thức họ Nguyễn tiếp quản và xây dựng nền ngoại thương
từng nằm trong tay Champa từ nhiều thế kỷ trước. Cơ sở nông
nghiệp yếu kém của Đàng Trong ở thế kỷ 17 gần như không thể
trợ giúp cho một cuộc đấu tranh tuyệt vọng chống lại lực lượng
mạnh hơn của họ Trịnh ở phía bắc. Tình hình này đã bắt buộc
họ Nguyễn, vào buổi đầu, phải tạm gác sang một bên điều tất
cả các triều đại Việt Nam đã chủ trương để cho phép phát triển
thương mại một cách tương đối tự do. Mặc dù đây là điều tự
nó là bất thường, nhưng sự việc diễn ra nhanh chóng sau đó
lại rất bất ngờ: bản thân họ Nguyễn đã trở nên nồng nhiệt đối
với nền ngoại thương và với người nước ngoài. Họ đã không
bỏ mất thời gian để nắm lấy cơ hội biến Đàng Trong thành mắt
xích quan trọng của nền thương mại giữa Trung Hoa và Nhật
Bản, và kết quả là Đàng Trong của thế kỷ 17 đã trở thành người
bạn hàng số một của Nhật Bản và là một diễn viên lớn trong
các quan hệ thương mại rộng lớn của châu Á. Sự hiện hữu độc
lập của Đàng Trong và quyền lực cũng như sự phong phú của
chính họ Nguyễn tùy thuộc phần lớn vào nền ngoại thương
này, một trường hợp độc nhất vô nhị của suốt lịch sử Việt Nam
www.hocthuatphuongdong.vn