246
XỨ ĐÀNG TRONG
trước thời thực dân. Theo gương người Chăm, Đàng Trong của
thế kỷ 17 đã tìm thấy nguồn tài nguyên và khí lực để thực hiện
một giai đoạn phát triển lớn về dân số, của cải, và đất đai, mặc
dù phải đánh nhau với phía bắc cả trăm năm. Đây là một thành
tựu phi thường, tự bản thân cũng như khi so sánh với lịch sử
Việt Nam nói chung.
Nền tảng kinh tế của Đàng Trong đã vạch một lằn ranh rõ
rệt giữa Đàng Trong và tất cả các chế độ Việt Nam trước thời kỳ
thực dân, trong đó, nền kinh tế mang tính cách gần như thuần
túy nông nghiệp. Về mặt hành chánh cũng vậy, Đàng Trong của
họ Nguyễn cũng khác với các triều đại khác của Việt Nam khi,
để tồn tại, họ đã dựa trên một chế độ quân sự với các quan chức
được trả lương theo kiểu các nước Đông Nam Á, chứ không
theo các nguyên tắc của người Trung Hoa. Bị coi như là người
ngoài trên một vùng đất xa lạ, họ Nguyễn vào buổi đầu đã gần
như không còn một chọn lựa nào khác là dựa vào lực lượng
quân sự, bộ phận được tổ chức và được kiểm soát một cách
chặt chẽ nhất, để cai trị. Nguồn quyền lực này đã củng cố quan
điểm thực tế và thực dụng quen thuộc của các chúa Nguyễn,
cách riêng trong thế kỷ 17. Họ chú trọng hơn hết vào việc bảo
vệ quyền lực và của cải của vương quốc bằng bất kỳ cách thức
nào họ thấy là cần thiết và phần nhiều các cách thức này lại
không chính thống chút nào dưới con mắt của người phía bắc
hay dưới quan điểm Nho giáo. Cái thế của kẻ phản loạn hay “bất
hợp pháp” đã đem lại cho họ Nguyễn một ý thức về tự do và
lòng dũng cảm cần thiết để chọn làm điều có thể làm được, mà
không mấy băn khoăn tự hỏi điều đó có phù hợp với tiêu chuẩn
Nho giáo hay không. Lần đầu tiên, một nhà nước Việt Nam sử
dụng người Nhật và người Hoa làm viên chức nhà nước và dành
chỗ cho người Tây phương tại triều đình, dù với tính cách thầy
thuốc hay cố vấn khoa học. Và cũng trong gần suốt lịch sử của
www.hocthuatphuongdong.vn