248
XỨ ĐÀNG TRONG
những yếu tố kinh tế, xã hội và văn hóa mới khá xa với những
chờ đợi chật hẹp trong khuôn khổ Nho giáo. Việc chấp nhận
là thành phần của một thế giới Đông Nam Á rộng lớn hơn đã
giúp cho các di dân người Việt có khả năng vay mượn, trộn
lẫn và hấp thụ một cách rộng rãi các yếu tố văn hóa của người
Chăm và của các dân tộc khác trong vùng. Và kết quả là trong
quá trình dài tiến về phía nam, chính người Việt Nam đã được
địa phương hóa. Nhưng nói thế không có ý nói là người Việt
Nam ở Đàng Trong đã không còn là người Việt Nam nữa hay
đã đánh mất bản sắc của họ. Đúng hơn, họ đã tạo ra ở đây một
cách thức khác làm người Việt Nam, một cách thức nảy sinh
từ thái độ sẵn sàng kinh qua, chấp nhận và tiếp biến những gì
hữu ích trong môi trường mới, bất luận từ đâu đến. Phía nam
đã đặt ra những thách thức riêng của nó và cách thức giải quyết
các thách thức này của người di dân người Việt đã khiến họ bỏ
lại khá xa ở phía sau cái quá khứ mới đây của họ trong khuôn
mẫu Nho giáo của nhà Lê để trở lại gần với gốc Đông Nam Á
của họ hơn. Nhiều đức tính của người phía nam, như óc tò mò
và cởi mở đối với những cái mới, với những tư tưởng mới, tính
hồn nhiên và khoáng đạt hơn, thái độ không mấy dễ dàng để
mình bị ràng buộc bởi lịch sử và truyền thống, tất cả có thể đã
do ảnh hưởng của hai thế kỷ này.
Tuy nhiên, cái làm cho Đàng Trong trở nên mạnh thì cũng
làm cho Đàng Trong dễ bị tổn thương. Như chúng tôi đã trình
bày trong chương 4, nền kinh tế của Đàng Trong dựa trên ngoại
thương, cách riêng trên thị trường Nhật Bản và Trung Hoa. Dĩ
nhiên là nó phải trả giá, và nó đã trả giá, cho những ràng buộc
này. Từ quan điểm này, Hội An, cảng quan trọng bậc nhất của
Đàng Trong, có thể được coi như một điển hình của những
bước thăng trầm của nền kinh tế của họ Nguyễn. Gần như đồng
thời với sự suy sụp của nền ngoại thương của Đàng Trong vào
www.hocthuatphuongdong.vn