270
XỨ ĐÀNG TRONG
Bị ám ảnh bởi nền văn hóa Trung Hoa, Lê Quý Đôn đôi khi
“đã lầm tiền đồng Nhật thành tiền đồng Trung Hoa. Chẳng
hạn, ông nói là vào năm 1774 quân của chúa Trịnh đã tìm thấy
hơn 300.000 quan tiền đồng tốt nhất trong kho của họ Nguyễn
tại Huế. Theo ông, đa số là tiền đồng Trung Hoa thời Tống
(960-1279), và khi họ Nguyễn đúc tiền kẽm của họ vào thập
niên 1740, họ đã nhái lại dáng kiểu của đồng tiền Tường Phù
của Trung Hoa (1008-1016). Tuy nhiên, nếu chúng ta so sánh
đồng tiền kẽm có khắc các chữ “Tường phù thông bảo”
1
, rất có
thể là do họ Nguyễn đúc vào thập niên 1740, chúng ta sẽ thấy
là nó khác với đồng Tường phù của Trung Hoa đời nhà Tống.
Đúng hơn, đồng tiền này nhái lại đồng Shofu gempo của Nhật,
một trong những đồng tiền Nhật phổ biến nhất được đúc theo
đồng tiền của Trung Hoa đời nhà Tống và nhà Minh. Đồng tiền
này được đúc tại Nagasaki giữa các năm 1659 và 1684, cũng có
những chữ Hán như vậy nhưng theo một mẫu khác
2
. Do đó,
rất có thể là trong số 300.000 tiền đồng tìm thấy trong kho của
họ Nguyễn vào năm 1774, một phần lớn là tiền Nhật. Việc tìm
hiểu này sẽ rọi sáng trên một số vấn đề khác liên quan đến bạc.
Phủ biên đưa ra ba loại bạc: giáp ngân, dung ngân và kê ngân
3
.
Khi dịch Phủ biên ra tiếng Việt hiện đại, các nhà khoa học ở
cả Sài Gòn cũng như Hà Nội đều đưa ra những cách giải thích
mơ hồ về các từ này. Dung ngân được cắt nghĩa là “bạc lá đề”,
trong khi kê ngân là “bạc con gà”. Các cách giải thích này xem
ra hơi lạ. Tôi có khuynh hướng nghĩ rằng giữa cho-jin, bạc của
Nhật với tên dung ngân có liên hệ với nhau. Dung ngân đọc
1 Công trình nghiên cứu này do Francois Thierry thực hiện, Xem Catalogue des mnnaies vietnamiennes
của ông, Bibliothèque Nationale. Paris. 1987. trg.75.
2 Xem ấn bản Sài Gòn, quyển 4, trg.76; ấn bản Hà Nội, quyển 4, trg. 236.
3 Xem Kobota Atsushi,”Coinage from Kamakura period though the Edo pe-riod”, Acta Asiatica, no. 21,
trg. 98-108.
www.hocthuatphuongdong.vn