268
XỨ ĐÀNG TRONG
đã lẫn lộn giữa kẽm với đồng trắng
1
, một kim loại khác được
sản xuất tại Trung Hoa và rất được biết đến ở châu Âu vào thế
kỷ18
2
. Làm sao biết được loại nào trong ba kim loại được nói
tới trên đây được gọi là “chì trắng” họ Nguyễn thường dùng để
đúc tiền vào thế kỷ 18? Mặc dù người châu Âu vào thế kỷ 18
lẫn lộn giữa kẽm và hai kim loại khác, cách gọi của người châu
Á xem ra chính xác hơn. Trong các tư liệu Trung Hoa, bạch
đồng (paktong, đồng trắng) có nghĩa là nickel-brass, trong khi
“hạ diên” (chì kém) có nghĩa là kẽm. Phủ biên dùng từ sau này
khi nói về chất được sử dụng để đúc tiền trong thập niên 1740
3
”.
Chất hạ diên này phải chăng cũng chính là chất người Tây
phương gọi là tutenague? Theo cuốn Waquan Sanzai Zue của
Nhật, xuất bản vào thế kỷ 18, thì hạ diên “cũng còn gọi là
totamu”
4
. Totamu hẳn là tutenague đọc trệch đi. Như thế, từ hạ
diên được sử dụng tại Trung Hoa, Nhật Bản và Đàng Trong vào
thế kỷ 18 và từ tutenague của người phương Tây, cùng chỉ một
loại kim loại duy nhất là kẽm, có thể đã được cả người Trung
Hoa và người Bồ Đào Nha đem vào từ Trung Hoa, trực tiếp
hoặc gián tiếp. Trong bảng liệt kê tiền tệ của Albert Schroeder,
tám trong chín đồng tiền có các chữ “Thái Bình”
5
được đúc bằng
đồng thau, trong khi đồng tiền Thái Bình khác và một loại tiền
đồng khác có mang các chữ “Thiên Minh, thì được làm bằng
kẽm”.
6
1 Needham: “Có một sự lẫn lộn lớn trong suốt ba thế kỷ ở châu Âu trong việc gọi tên hai loại kim loại lớn
xuất cảng từ Trung Hoa, tutenag, đích thực là kẽm và paktong (đồng trắng), đích thực là cupro-nikel”,
Ibid, trg. 212.
2 Needham nói là thời kỳ nhập đồng trắng cao nhất là vào giữa các năm 1750 và 1800, Needham, trg.
228
3 Phủ biên. quyển 4, trg. 22b.
4 Wakan Sanzai Zue, quyền 2, trg.645. Boxer nói là từ totunaga là từ. tattanagam, tiếng Tamil, có
nghĩa là “kẽm”. Xem Seventeenth Century Macau, trg. 198.
5 Tiền đồng Thái Bình đúc đầu tiên bởi nhà Mạc cuối thế kỷ 16. Họ Nguyễn cũng đúc tiền đồng Thái
Bình (đã nói trong chương Năm).
6 Schroeder.
Annam études numismatique, Imprimerie nationale, Paris, 1905, Trismegiste in lại, Paris.
1983, trg. 493.
www.hocthuatphuongdong.vn