PHỤ LỤC
269
Việc sản xuất kẽm phát triển mạnh ở Vân Nam và đã trở thành
một mặt hàng xuất khẩu chủ yếu sang các nước châu Âu từ cuối
thế kỷ 17. Mặc dù Poivre khẳng định là kẽm (“tutenngue”) được
người Hoa mang sang Đàng Trong lần đầu tiên vào năm 1745,
nhưng chúng ta có thể nói là kim loại này đã được đem vào sớm
hơn
1
. Chắc chắn nó đã nhanh chóng trở thành mặt hàng nhập
khẩu quan trọng nhất. Vẫn theo Poivre, kẽm “ngày nay (thập
niên 1740) làm thành khối lượng lớn trong nền thương mại của
họ (người Hoa). Món lời lớn họ có thể kiếm được từ mặt hàng
này đã khiến họ bỏ lại tất cả các thứ khác”
2
.
BẠC
Do quan hệ buôn bán mạnh mẽ giữa Nhật Bản và Đàng
Trong, qua các thương gia người Nhật vào buổi đầu và qua các
thương gia người Hoa vào thời kỳ sau này, các đồng tiền Nhật
và bạc có lẽ đã đóng vai trò quan trọng nhất trong hệ thống trao
đổi của Đàng Trong. Mặc dù Đàng Trong không sản xuất bạc,
nhưng họ Nguyễn cũng thu được mỗi năm 3.000 lạng bạc tiền
thuế, ít ra là trong thập niên 1770, theo Lê Quý Đôn
3
. Bowyear
nói vào năm 1695 rằng bạc là một trong số các khối hàng chính
yếu chở từ Batavia và Manila tới Đàng Trong. Như thế, chúng
ta được biết thêm một nguồn cung cấp bạc khác. Tuy nhiên,
như chúng ta sẽ thấy, bạc của Nhật vẫn còn là loại quan trọng
nhất tại Đàng Trong.
1 Năm 1739 chỉ riêng một chiếc tàu của Anh tên là Harrington chở 1697 picul từ Quảng Đông tới
Bombay. Xem Morse. The Chronicles of the East India Company Trading to China 1635-1834,
Oxford at the Clarendon Press 1926. trg. 271.
2 “Description of Cochinchina, 1749-50, bản dịch của Kristine Alilunas - Rodgers, trong Li Tana &
Anthony Reid, Southern Vietnam under the Nguyễn, Documents on the Econonic History of
Central (Nguyễn) Viêtnam, 1558-1777, Institute of Southeast Asian Studies, Singapore/ECHOSEA,
The Australian National University,
3 Phủ biên, quyển 4, trg. 37a.
www.hocthuatphuongdong.vn