XỨ ĐÀNG TRONG - Trang 40

38

XỨ ĐÀNG TRONG

nguyên nhân chính của việc gia tăng số người tỵ nạn. Thời kỳ

thứ nhất xảy ra vào nửa sau thế kỷ 16. Trong Toàn thư, các năm

1561, 1570, 1571, 1572, 1586, 1588, 1589, 1592, 1594, 1595,

1596, 1597 và 1608 đều nhấn mạnh tới số người tỵ nạn. Chẳng

hạn vào năm 1572, chúng ta thấy ghi:

“Nghệ An năm đó không thu được hạt thóc nào,... lại bị bệnh

dịch, chết đến quá nửa. Nhân dân nhiều người xiêu giạt hoặc tản

đi miền Nam hoặc giạt về Đông Bắc”.

1

Vào năm 1594:
“Bấy giờ các huyện ở Hải Dương nhân dân mất mùa to, đói

kém đến ăn thịt lẫn nhau, chết đói đến một phần ba”.

2

Đây có lẽ là thời thảm họa dài nhất trong lịch sử Việt Nam

với một cuộc nội chiến dữ dội kéo dài mấy thập niên, với 14

năm mất mùa trong vòng 49 năm. Trong lịch sử Việt Nam trước

đó không hề thấy nhắc đến một cách liên tục con số đông đảo

dân tỵ nạn trong một thời gian ngắn như vậy. Trong thực tế,

trước thời kỳ này, chữ “phiêu tán” rất ít được dùng đến trong

chính sử Việt Nam.

Dân số Việt Nam vào thời kỳ này hẳn là ở vào mức độ thấp.

Ngoài số người chết vì nạn đói và dịch, cuộc chiến tranh giữa

nhà Lê và nhà Mạc cũng đã gây nên những tổn thất nặng nề về

nhân mạng. Có trên 40 cuộc đụng độ lớn vào các năm từ 1539

đến 1600 và vùng đất từ Thăng Long đến Thanh Hóa thường

là nơi diễn ra các cuộc đụng độ này. Một tác giả Việt Nam ước

lượng có đến “hàng chục vạn trai tráng đã chết” trong thời kỳ

này

3

. Một số đoạn trong Toàn thư là cơ sở cho khẳng định này

của tác giả:

1 Toàn thư, quyển 3, trg. 867.
2 Toàn thư, quyển 3, trg. 902.
3 Trương Hữu Quýnh, Chế độ ruộng đất ở Việt Nam ở Việt Nam, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1983,

tập 2, trg. 16.

www.hocthuatphuongdong.vn

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.