XỨ ĐÀNG TRONG - Trang 96

C H Ư Ơ N G 3

CÁC THƯƠNG GIA

NƯỚC NGOÀI

N

hà nước Đại Việt thường tỏ ra không mấy có thiện cảm đối

với việc buôn bán nói chung và đối với ngoại thương nói

riêng. Chư phiên chí, cuốn sách của một du khách người Trung

Hoa xuất bản vào thế kỷ 13, đã tóm tắt thái độ đặc biệt này

của nước Đại Việt đối với việc buôn bán trong một câu ngắn

ngủi: “Xứ này không buôn bán (với người nước ngoài)”

1

. Trong

Rekidai Hoan (Lịch đại pháp án), một sưu tập các văn kiện và

thư từ trao đổi giữa Ryukyu

2

và các nước châu Á, hầu như

không có đoạn nào nói về sự tiếp xúc giữa Ryukyu và Việt Nam

trong thế kỷ 15

3

. Chỉ có hai vùng tại châu Á là không có buôn

1 Chư phiên chí, Trung Hoa Thư Cục, Bắc Kinh, 1956, quyển 1, trg.1.
2 Ryukyu, Okinawa ngày nay, nổi tiếng tại châu Á về nền thương mại của nó trong thời kỳ từ cuối thế kỷ

14 đến đầu thế kỷ 16.

3 Trừ một lần: một bức thư chính thức do Ryukyu gửi cho xứ Annam vào năm 1509, một bức thư với một

lời văn hoàn toàn khác cùng với các tặng phẩm phong phú hơn các tặng phẩm được gửi tới các nước
khác trong vùng Đông Nam Á nhiều. Xem ra đây là cuộc tiếp xức giữa hai chính phủ hơn là quan hệ
thương mại. Xem Atsushi Kobata và Mitsugu Matsuda: Ryukyuan Relations with Korea and South
Sea Countries
, Atsushi Kobata, Kyoto, 1969, trg. 185.

www.hocthuatphuongdong.vn

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.