7.
Tôi muốn tiếp tục điều chúng ta đã đề cập hôm trước. Thiết tưởng
điều quan trọng là phải thấu hiểu toàn bộ vấn đề về hành động. Tôi
không dùng danh từ hành động một cách trừu tượng, hay xem đó là
một ý niệm. Tôi nó về sự kiện hành động, làm một việc gì đó… Cuốc
đất, làm vườn, đi tới sở làm, nhìn một cội cây, theo dõi nhịp vận
chuyển của một dòng nước hay chỉ bước chân trên đường không
tưởng niệm chi hết, vừa yên lặng quan sát sự vật – tất cả những gì
ta làm đều là hành động, và một cách tổng quát thì hành động
thường phát sinh xung đột: hoặc ta cho là hành động sâu xa hay cạn
cợt, hành động lập đi lập lại, hành động trở nên buồn tẻ, mệt mỏi,
chỉ là một động tác, một hành vi vô nghĩa. Vậy tôi thiết nghĩ điều
quan trọng là phải thấu hiểu bản chất của hành động.
Bất cứ ta làm việc gì – đi, nói, nhìn, suy cảm – đều cần có năng lực,
và năng lực này bị hoang phí đi khi nó biểu hiện trong một cuộc
xung chướng. Như ta có thể nhận thấy dù hành vi của ta ở mức độ
nào, chúng đều khởi phát trong ta một ý hướng cố gắng, một sức
chống kháng nào đó, một sự từ chối, một sự tự vệ. Có thể nào hành
động mà không có xung đột và không ngay cả cố gắng không?
Chính đó là điều mà tôi muốn đề cập trong buổi sáng này.
Ta đã thấy những gì diễn ra trong thế giới: những máy móc, những
bộ óc điện tử, những hệ thống tự động hoá, sẽ cho con người càng
có thêm nhiều thì giờ nhàn rỗi, rồi những tôn giáo và những cuộc vui
chơi có tổ chức sẽ độc quyền túm lây các khoảng thời gian nhàn rỗi
ấy. Tôi không biết giữa hai cái thứ có tổ chức đó có sự khác biệt lớn
lao nào không, để rồi ta sẽ phân biệt chúng. Khi một người có nhiều
thì giờ nhàn rỗi, tất họ có nhiều năng lực hơn – thật nhiều năng lực
– và xã hội muốn họ sử dụng năng lực họ với ý thức tốt, sao cho
đừng phản nghịch lại xã hội. Muốn vượt thắng những tình ý phản
nghịch lại xã hội mà họ có thể có, họ sẽ tự tan biến mình trong một
tôn giáo có tổ chức hoặc trong những cuộc giải trí đủ loại. Hoặc họ
biến mình trong văn chương nghệ thuật, âm nhạc, cũng vẫn là một