YAMAMOTO - CON RỒNG THÁI BÌNH DƯƠNG - Trang 15

bước vào phòng, và quỳ gối cúi chào Yamamoto thì hai người chịu nhau
liền. Ðám cưới được cử hành ngay sau đó trong một ngôi chùa Phật giáo.
Reiko theo chồng lên Ðông Kinh. Một hôm bà mẹ vợ lên thăm con gái, bà
vô cùng kinh ngạc trước cảnh sống của con. Ðồ đạc trong nhà rất sơ sài, chỉ
gồm có các thùng rượu làm bàn ghế. Khi Reiko rót trà vào một cái chén ăn
cơm rẻ tiền mời bà thì bà cảm thấy bị xúc phạm. Reiko giải thích trong nhà
không có chén uống trà. Nàng không muốn chồng bận tâm tới những việc
nhỏ mọn trong nhà, trong lúc phải quan tâm đến quốc sự. Bà mẹ bắt hai
người phải mua và dọn vào một căn nhà đầy đủ tiện nghi ngay.
Nhưng khi hai vợ chồng Yamamoto dọn vào nhà mới thì ông được lệnh đi
học hai năm tại đại học Harvard của Hoa Kỳ, và để vợ ở nhà một mình.
Môn học chính của Yamamoto là dầu hỏa. Ông học hành rất nghiêm chỉnh,
khi nào có giờ rảnh rỗi, ông đi du lịch khắp nước Mỹ để quan sát. Nhưng
cũng chính tại Hoa Kỳ, Yamamoto đã học hỏi nhiều về hàng không. Ông
biết rằng chính hải quân đã giúp Togo chiến thắng hải quân Nga Sô tại eo
biển Ðối Mã, nhưng trong tương lai, hải quân cần phải có không quân hỗ
trợ. Ông bắt đầu chú ý tới việc đóng hàng không mẫu hạm.
Năm 1923, Yamamoto được thăng chức đại tá vào lúc 39 tuổi; ông trở
thành chỉ huy trưởng trường huấn luyện phi công Kasumigaura. Vào những
ngày ấy, ngành không quân không hấp dẫn với thanh niên Nhật, vì có rất
nhiều tai nạn tử thương trong lúc tập bay, nhất là tập đậu xuống hàng không
mẫu hạm. Nhiều tướng lãnh cao cấp không chịu bước lên máy bay, và
nhiều gia đình không chịu gả con gái cho phi công. Nhưng Yamamoto có
công cải tiến lại việc huấn luyện cho được an toàn hơn, và các khóa sinh
phải tuân theo kỷ luật nghiêm khắc hơn. Ông đã có công phát triển ngành
bay ban đêm, vì ông cho rằng phi cơ tấn công ban đêm sẽ có ưu điểm bất
ngờ.
Sau 18 tháng chỉ huy trường huấn luyện phi công, Yamamoto được bổ
nhiệm làm tùy viên quân sự tại Hoa Thịnh Ðốn. Lúc ấy Nhật gặp một trở
ngại lớn cho việc phát triển hải quân. Sau đệ nhất thế chiến, Nhật Bản phải
theo quy ước 5-5-3 với Anh và Mỹ, có nghĩa là Nhật Bản phải theo tỷ lệ
như sau: Anh Mỹ được phép đóng 5 chiến hạm thì Nhật chỉ được phép

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.