Nguyễn Vạn Lý
Yamamoto - Con Rồng Thái Bình Dương
- 5 -
Người Vợ Ăn Chắc Mặc Bền
Isoroku sống cuộc đời của một sĩ quan hải quân trong thời bình, theo tầu tới
các hải cảng của Cao Ly, Trung Hoa và Úc. Năm 1913, thân phụ Isoroku từ
trần và sau đó ít lâu bà mẹ cũng chết theo chồng. Một năm sau, theo tục lệ
Nhật, Isoroku được nhận làm con nuôi của một gia đình danh giá giầu có
thuộc dòng họ Yamamoto. Lúc đó Isoroku đã là một thiếu tá ba mươi tuổi.
Ông chính thức từ bỏ họ Takano và lấy họ Yamamoto, Yamamoto Isoroku.
Yamamoto có nghĩa là Chân Núi, và người Trung Hoa gọi Yamamoto là
Sơn-Bản Ngũ-Thập-Lục. Yamamoto lập gia đình rất trễ, có thể vì ông mải
mê với binh nghiệp nên không còn thời giờ cho tình ái; một lý do nữa là
ông phải gửi hết tiền lương về nuôi cha mẹ; và lý do cuối cùng có thể là
bàn tay trái cụt mấy ngón của ông, gây cho ông cái mặc cảm xấu xí, không
muốn để đàn bà con gái trông thấy.
Mãi tới năm 33 tuổi ông mới bắt đầu để tâm tìm vợ. Có rất nhiều con gái
các đô đốc muốn kết hôn với ông, một người có nhiều triển vọng trong hải
quân, nhưng Yamamoto từ chối hết, và chỉ muốn tìm một cô gái cùng quê
với ông. Một hôm ông được giới thiệu với con gái một nông dân nuôi bò
sữa, tên là Reiko. Reiko cao tới 1.6 thước và bị ế chồng vì cao quá. Ðàn
ông Nhật vốn thấp nên không thích lấy vợ cao quá, nhưng thiếu tá
Yamamoto không quan tâm đến chiều cao của Reiko, vì hầu như ông không
hề có một mặc cảm kém cỏi nào. Một lý do nữa khiến Yamamoto thích
Reiko là vì nàng rất mạnh khoẻ to con, và chăm chỉ làm việc. Ông biết cuộc
đời một quân nhân rất nguy hiểm, có thể chết bất cứ lúc nào, nên ông cần
một người vợ mạnh mẽ để có thể tiếp tục nuôi dưỡng con cái cho ông, nếu
chẳng may ông tử trận.
Yamamoto viết cho Reiko một lá thư dài tỏ tình và xin gặp mặt. Vì biết
Reiko không đẹp nên buổi hai người gặp nhau lần đầu, bà mẹ nàng chọn
một căn phòng tối lờ mờ để Yamamoto không nhìn rõ Reiko. Khi Reiko