sách của chính phủ dân sự, lục quân sẽ bắt ông tướng bộ trưởng bộ chiến
tranh phải từ chức. Ðiều này đã xảy ra cho thủ tướng Hirota. Bộ trưởng
chiến tranh từ chức và lục quân không chịu đề cử người thay thế. Hirota
không thành lập được chính phủ và phải từ chức.
Chính phủ kế tiếp do tướng Hayashi, một người ôn hòa, thành lập. Hayashi
có được sự ủng hộ của lục quân. Tân bộ trưởng hải quân là đô đốc
Mitsumasa Yonai, vốn là bạn cũ của Yamamoto trong trận Nga-Nhật chiến
tranh. Lúc đó Yonai là trung úy còn Yamamoto mới chỉ là thiếu úy. Hai
người ở chung với nhau và rất ý hợp tâm đầu. Vì thế Yonai rất vui mừng
giữ Yamamoto tiếp tục làm thứ trưởng cho mình. Trước khi về làm bộ
trưởng hải quân, Yonai là tư lệnh toàn thể hạm đội Nhật, một chức vụ tuyệt
đỉnh trong hải quân mà đô đốc nào cũng mơ ước. Hai người bạn cũ cùng
chia xẻ một mục tiêu là cố gắng ngăn chặn sự điên rồ của phe lục quân
đang muốn xô đẩy Nhật Bản vào con đường chiến tranh.
Mặc dầu thủ tướng Hayashi là một ông tướng, nhưng ông ta cũng không
kiểm soát được lục quân, và chính phủ của ông chỉ đứng vững tới tháng 5-
1937 vì sự xung đột giữa hai phe quân sự và dân sự trong chính phủ. Nhật
Hoàng đứng trước một vấn đề khó xử. Nếu Nhật Hoàng bổ nhiệm một ông
tướng ra lập chính phủ thì không khác gì đặt cả đế quốc Nhật vào tay lục
quân. Lúc đó lãnh tụ phe lục quân là tướng Sugiyama. Nhưng cuối cùng
Nhật Hoàng chọn hoàng thân Konoye làm thủ tướng vì Konoye là một
người được cả phe quân nhân và dân sự kính trọng. Phe lục quân tạm thời
giữ thái độ trông chờ xem thủ tướng Konoye hành động thế nào. Konoye
giữ hai đô đốc Yonai và Yamamoto tại bộ hải quân để quân bình lực lượng
với phe lục quân. Một sai lầm của Konoye là bổ nhiệm tướng Araki làm bộ
trưởng giáo dục. Lục quân không bỏ lỡ cơ hội thay đổi chính sách giáo dục,
đề cao quan điểm: Tất Cả Cho Nhật Hoàng!
Tháng 6-1937, tướng Ðông Ðiều từ Mãn Châu gửi một báo cáo quan trọng
về Ðông Kinh, cho biết người Trung Hoa mỗi ngày một mạnh hơn và đã ký