dương, phản đối việc thiết lập màng lưới cản thủy lôi, vì như thế sẽ làm
chật hẹp đường thủy lưu vào căn cứ.
Ðúng lúc Kimmel từ chối thiết lập màng lưới chống thủy lôi thì đô đốc
Yamamoto nói một cách tin tưởng với đô đốc Fukudome rằng cuộc không
tập bằng thủy lôi của phi công Nhật vào căn cứ Trân châu cảng chắc chắn
sẽ thành công. Ðây là lần đầu tiên Yamamoto công khai nêu ý kiến tấn công
Trân châu cảng. Yamamoto chọn đô đốc Onishi, một phi công giỏi nhất của
hải quân, để bàn luận chi tiết cuộc tấn công. Chính Onishi sau này thành
lập đội phi công Thần Phong danh tiếng trong một nỗ lực cuối cùng, mong
cứu Nhật thoát khỏi cảnh bại trận. Yamamoto cho biết ý định muốn đánh
một đòn chí tử bất ngờ, đánh gục hạm đội Mỹ tại Thái bình dương.
Ðây là một kế hoạch hết sức bí mật. Lúc đầu chỉ có ba người biết,
Yamamoto, đô đốc Fukudome tham mưu của Yamamoto và đô đốc Onishi,
người soạn thảo chi tiết cuộc tấn công. Onishi xin phép tham khảo ý kiến
trung tá Genda, một phi công nhiều kinh nghiệm đã từng tham chiến tại
Trung Hoa và làm tùy viên tại Luân Ðôn. Lúc đó Nhật Bản có 6 mẫu hạm,
là Akagi, Kaga, Hiryu, Soryu, Shokaku và Zuikaku. Theo ý kiến của Genda
thì tất cả 6 mẫu hạm này phải dùng vào cuộc tấn công. Genda cũng còn nêu
ra hai điểm quan trọng: Phải thận trọng lựa chọn những tư lệnh và phi công
giỏi nhất cho cuộc tấn công, và phải bảo mật kế hoạch đến tối đa.
Thoạt đầu Yamamoto dự định dùng các mẫu hạm chở phi cơ tới cách
Hawaii trên 600 dặm thì dừng lại, từ đó các phi công sẽ cất cánh, oanh kích
mục tiêu tại Trân châu cảng. Ðây là một phi vụ xa 1200 dặm, nếu tính cả
đường về. Trên đường về, các phi công sẽ nhảy dù xuống biển và được
tiềm thủy đỉnh hoặc diệt ngư lôi hạm vớt lên. Kế hoạch này của Yamamoto
nhắm bảo vệ các mẫu hạm Nhật không bị các phi cơ Mỹ phản công một khi
kế hoạch tấn công bị lộ. Các mẫu hạm Nhật sẽ được an toàn nếu ở xa căn
cứ Mỹ trên 600 dặm. Yamamoto cũng muốn gây kinh hoàng cho người Mỹ
bằng cách biểu dương sự can đảm của phi công Nhật, vì chỉ có phi công
Nhật mới dám thi hành một sứ mạng nguy hiểm, nguy hiểm ngay cả trên
đường về.
Dụng ý sâu xa của Yamamoto là cho người Mỹ thấy người Nhật sẽ là