YAMAMOTO - CON RỒNG THÁI BÌNH DƯƠNG - Trang 49

những kẻ thù dũng cảm đáng sợ nhất, không hề sờn lòng trước cái chết, để
người Mỹ phải suy nghĩ trước khi khai chiến với Nhật. Có lẽ chỉ có dân tộc
Nhật và Việt Nam mới có được những tướng lãnh can đảm, khi bại trận đã
tự tử chứ không chịu cái nhục phải đầu hàng. Rồi khi Nhật sắp sửa bại trận,
hàng loạt phi công trẻ, tranh nhau xin gia nhập đoàn phi công Thần Phong
trong một hùng tâm đem cái chết của mình ngăn cản địch quân. Những phi
công này tuổi xuân mới bừng nở nhưng đã biết coi cái chết nhẹ như một
cánh hoa anh đào. Họ đã lái phi cơ chở đầy bom nhào xuống các chiến hạm
Mỹ, và chết tan xác theo sau những tiếng nổ kinh hồn. Nhiều phi công đã
làm những bài thơ hài cú trước khi lên chuyến bay cuối cùng:
Ước gì cho tôi rơi xuống
Như những bông anh đào mùa xuân
Thật trong sạch và rạng rỡ.
hoặc
Hôm nay còn là bông hoa
Ngày mai tan tác trong gió
Ðó là đời một bông hoa
Liệu hương thơm còn mãi mãi?
hoặc
Bây giờ nhiệm vụ hoàn thành
Tôi sẽ ngủ giấc triệu năm.
Người Nhật đã biết thua trận một cách hào hùng cao thượng. Những cái
chết kinh hoàng của các tướng lãnh mổ bụng, các phi công Thần Phong tan
xác trên chiến hạm Mỹ đã không vô ích. Cả thế giới và kẻ chiến thắng họ
phải nghiêng mình khâm phục, và quân đội chiếm đóng Mỹ không dám coi
thường dân Nhật bại trận. Ai có thể khinh thường một quốc gia có những
con dân dũng cảm phi thường như thế?
Tuy nhiên đô đốc Onishi bác bỏ quan điểm của Yamamoto vì các phi công
nhảy dù xuống biển rất dễ bị nguy hiểm, và hy vọng được các tiềm thủy
đỉnh hoặc các tầu nhỏ khác vớt lên sẽ rất mong manh. Khi phải thi hành
một cuộc tấn công quá nhiều nguy hiểm, nguy hiểm cả trong lúc tấn công
địch và nguy hiểm cả trong lúc làm xong phận sự trở về căn cứ như thế,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.