Isocrates, người cùng thời với Platon, biện sư
lừng danh trong hàng ngũ
biện sư giảng dạy nghệ thuật hùng biện, phê bình gay gắt Platon và
Socrates như những người ảo tưởng, không thực tế, đi mây về gió. Trong
đối thoại cũng ám chỉ khá nhiều về thần linh, đồng thời kể lại không ít
huyền thoại.
Nguyên văn: “sophistes”, thoạt đầu được sử dụng trong tiếng Hy Lạp chỉ
người có tài đặc biệt, từ cuối thế kỷ V TCN thì chỉ các trí thức, thầy đồ, lữ
thứ lang thang đó đây kiếm ăn bằng nghề huấn luyện việc nói năng cho trôi
chảy và hoa mỹ mà đương thời gọi là hùng biện.
Theo cách đặc biệt, Phaedrus miêu tả những đặc điểm nổi bật của xã
hội Athens thời xưa, cụ thể là việc giảng dạy và thực tập nghệ thuật hùng
biện. Nếu đọc Apologia của Platon, độc giả sẽ thấy luật pháp thành quốc
được quyết định bởi một bồi thẩm đoàn đông đảo. Phiên tòa xét xử
Socrates gồm 500 bồi thẩm. Hơn thế, hội đồng nhân dân có quyền hành lớn
lao và thường giữ vai trò quyết định tối hậu đối với mọi việc trong cộng
đồng. Trong xã hội như thế, khả năng nói năng thuyết phục là chìa khóa
giúp bị cáo thoát khỏi vòng lao lý, nên người hướng dẫn và giảng dạy nghệ
thuật này được đề cao và trả ơn hậu hĩnh. Một số thầy dạy cùng một số đề
tài giảng dạy được đề cập trong đối thoại.
Bố cục của Phaedrus khá đơn giản: Gặp nhau chào hỏi qua loa, hai
người quyết định đi đến một nơi yên tĩnh ngoài thành phố nghỉ ngơi rồi đọc
diễn từ của Lysias. Lắng nghe xong xuôi, Socrates đưa ra hai diễn từ của
ông. Sau đó hai người bàn luận khá lâu về nghệ thuật hùng biện và sáng tác
diễn từ. Đối thoại gồm:
1. Nhập đề: 227a-230e
2. Diễn từ về tình yêu: 230e-257b
Diễn từ của Lysias: 230e-234c
Diễn từ thứ nhất của Socrates: 237a-241a
Diễn từ thứ hai của Socrates: 243e-257b