- Có gì là “chướng”! Chướng hay không chướng là do sự nhận định của
mỗi người! Riêng tôi thấy thì cũng chả lấy gì làm chướng. Ít ra, hắn đã
đường hoàng, thẳng thắn ngỏ ý kiến trước với mình…
Vợ Thúc lắc đầu:
- Như vậy mà mình còn cho là không chướng thì tôi chịu mình thật. Không
những chướng mà còn bất tiện là đường khác! Theo tôi, thì tối nay ông ấy
lại, đừng cho ông ấy dạy những đứa nhà này nữa. Bất tiện và mang tiếng
lắm!
Thúc trêu vợ:
- Vậy đợi đến tối, hắn lại, nhờ mình đuổi hắn ra dùm.
- Tôi sợ gì mà không đuổi! Nêu không đuổi, cuộc hôn nhân của con Diễm
với thằng Khải khó mà thành lắm! Khổ quá! Mình phá các con hoài!
Nghe vợ buộc tội mình một cách vô lý, Thúc chỉ cười xòa như một triết gia
vốn coi khinh đàn bà. Sự thật, thì về triết học, không hiểu Thúc có là một
giáo sư ưu tú hay không, nhưng ít nhất đối với vợ, chàng xử sự đúng ra vẻ
một triết nhân, nghĩa là sẵn sàng chịu thua vợ trong mọi cuộc bàn cãi…
Kinh nghiệm sống đã dạy cho chàng biết, muốn cho gia đình êm ấm, cần
nhất là phải chiều vợ, chiều cả những cái vô lý, oái oăm của đàn bà. Thuộc
nòi sợ vợ, Thúc chỉ hơn những anh chàng sợ vợ khác ở điểm chàng đã nâng
đức nể vợ lên hàng một nghệ thuật, một triết lý, nên chàng sợ vợ mà vẫn có
vẻ phóng túng, chớ không đến nỗi co rúm, bần tiện như phần đông những
anh chàng sợ vợ. Được cái vợ Thúc, tuy nhiều lúc oái ăm, lý luận ngược
đời, bà vẫn là người có học, có tâm hồn, nên chỉ bắt nạt chồng khi nào sự
bắt nạt không làm mất nhân cách chồng, cho nên gia đình Thúc vẫn êm ấm,
êm ấm trong sự cãi lộn hàng ngày.
Biết vợ sắp sửa bù lu bù loa, Thúc hướng về phía các con, hỏi như phân
bua:
- Mẹ mày Ba phá chúng mày! Vậy Ba phá chúng những đám nào, và chúng
mày hụt bao nhiêu đức ông chồng vì Ba?
Cả bốn cô gái cùng cười. Tuyết cười lớn nhất, nói trêu bố:
- Kể ra thì Ba không phá đám, nhưng thỉnh thoảng Ba ưa ra một vài nhận
xét “giết người” về những ông “prétendant” của chúng con, khiến chúng