YÊU - Trang 4

dưới đây:
… Tác phẩm “YÊU” đến với tôi như một cơn gió lốc tình cảm. Tôi nghĩ
rằng nó là một biến cố trong văn chương tiểu thuyết Việt Nam. Tác phẩm
chứ đựng được bề rộng của đời và chiều sâu của tâm hồn. Cuộc sống qua
“YÊU” đã hiện ra rất linh động và chân thực. Đặc điểm này nâng tác phẩm
lên tầm quốc tế, nếu tác giả không vướng mắc hai cái “tật” là ưa giảng giải,
và xen cái “chủ quan tính” của người viết vào trong truyện. Ông hay giảng
giải về tâm lý, về phản ứng của các nhân vật, khiến các nhân vật kém linh
động. Trí tưởng tượng của độc giả vì thế ít được kích thích, hầu như bị tê
liệt. “Chủ quan tính” của người viết nhiều khi khá rõ rệt làm cho nhiều
đoạn kém tự nhiên. Chẳng hạn đoạn Tuấn trúng số độc đắc và đóng cửa
buồng, tác giả viết: “Cái cử chỉ đề phòng bần tiện của kẻ có tiền…”…
Đọc bài “Nghệ thuật” đọc tiểu thuyết” do ông viết trên báo Dân-Việt, tôi
thấy ông có ý định thay đổi kỹ thuật viết, tôi cảm thấy rất phấn khởi vì tôi
nghĩ rằng, ý hướng thay đổi bút pháp đó chứng tỏ ông là một nhà văn quả
cảm, đáng phục. Thành thật bày tỏ cùng ông rằng nếu ông cảm thấy cần
thay đổi bút pháp thì ông đừng ngần ngại. Tôi hy vọng đó là một cuộc cách
mạng ở bản thân ông và trong văn học Việt Nam. Ông đừng sợ thiếu độc
giả: thành phần giáo sư, sinh viên và học sinh rất đông đảo. Họ đang nhìn
vào ông và theo dõi con đường ông đi. Đất nước đầy dông bão này không
muốn thấy có một sự trì chậm nào trong ý thức Dân tộc. Ông không thể dễ
gì bị nao núng vì một vài lá thư của một vài độc giả “lạc hậu” nào đó…
Riêng cá nhân tôi, cái mà tôi chờ đợi ở ông chính là sự tân kỳ… Tôi nhận
thấy ông là nhà văn sở trường ở nhiều khía cạnh: hài hước, cay độc, ngổ
ngáo, thâm trầm. Tôi mong ông đừng giống bất cứ nhà văn nào…
Bức thư của bạn đọc Nguyễn Văn Đương đã mang lại cho tôi không phải
chỉ một sự khuyến khích, một sự an ủi, mà là cả một niềm tin, tin tưởng ở
độc giả và nhất là tin tưởng rằng, người làm văn nghệ—nếu thực có tâm
hồn và ý thức rõ rệt vềø sứ mệnh của mình—sẽ không bao giờ cô đơn. Bởi
vì, không những tôi vốn là kẻ sợ cô đơn, tôi nghĩ như một văn hào nọ, là
người làm văn nghệ không được “phép” cô đơn: lẽ sống duy nhất của người
văn nghệ là gì, nếu không phải là sự thông cảm và cảm tình của độc giả?...

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.