YÊU CON MA - Trang 236

về phố khoảng 20 cây số nên chưa tới một giờ sau thì Duy và A Ma Yun đã
đến trước cổng bệnh viện Đắc Lắc rồi. Tuy thế cả hai cũng gần như đi
không nổi nữa. Tại phòng cấp cứu, Duy gặp H’ Lang. A Ma Yun thì quá
biết H’ Lang ở trong buôn mình. Thế là cả hai được H’ Lang quan tâm
chăm sóc và được y bác sỹ cho uống nước thuốc súc ruột thì khoẻ lại. H’
Lang cho biết cả hai chỉ bị nhiễm độc nhẹ thôi. Khi Duy và A Ma Yun khoẻ
hẳn thì trời đã gần tối. Lúc này H’ Thi từ Sài Gòn lên vui chơi với lễ hội
cồng chiêng cũng đã ghé đến bệnh viện gặp H’ Lang. Thế là cả bọn rủ nhau
đi tham dự lễ hội. Duy muốn tìm gặp Y Moan để hỏi cho ra lẽ vì sao hắn
ám hại mình nên định bụng đến chỗ diễn ra lễ hội thì sẽ ghé qua công ty
Ban Mê tìm hắn.
Trên đường phố, từng đoàn người, từng nhóm người kéo nhau về sân vận
động Buôn Ma Thuột. Đủ các tầng lớp, đủ nam nữ già trẻ, đủ các hội đoàn
và đủ các sắc áo người dân tộc J’Rai, B’râu, Churu, M’ nông, Êđê, Mạ,
Sêđăng, Bahnar, Thái, Nùng, Chăm, Katu…Còn tại sân vận động thì cờ xí,
băng rôn, quảng cáo đủ màu sắc giăng mắc khắp nơi. Những cái loa có
công suất lớn đặt ở nhiều nơi quanh sân vận động luôn phát ra những giai
điệu Tây Nguyên. Một khán đài cho quan khách tham dự với những hàng
ghế bọc vải màu đỏ đen như màu áo váy truyền thống của người Êđê. Phía
giữa sân gần khán đài, người ta làm một cái bục gỗ hình vuông cao chừng
50 phân, nhưng rộng đến 200 mét vuông để biểu diễn cồng chiêng. Những
dàn cồng chiêng đủ loại chất liệu như đồng, bạc…có cả đá nữa, đã được
xếp đặt theo sắc tộc của mình cạnh bên khán đài. Những nghệ nhân nâng
niu, chùi rửa, chăm sóc cồng chiêng của mình như chăm sóc những người
thân yêu. Có nghệ nhân vẫn còn chỉnh chiêng bằng hai cái búa nhỏ. Nghệ
nhân Gia Rai còn nghề hơn, họ búng hoặc gõ ngón tay phải lên mặt chiêng.
Khi âm thanh đang rung lên, họ vừa lắng tai nghe vừa liền úp bàn tay trái
lên mặt chiêng. Họ nhẫn nại như thế suốt cả buổi để chỉnh chiêng. Một điều
ngạc nhiên ở đây nữa là cứ tưởng nói đến cồng chiêng thì chỉ có ở các bộ
tộc Tây nguyên mà thôi. Ai dè có cả dàn công chiêng 12 chiếc, 18 chiếc
của người Kinh đến từ Binh Định, Quảng Nam nữa. Nghe nói những nghệ
nhân dàn cồng chiêng người kinh này họ rất tự hào vì đã sản xuất ra cồng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.