tấu truyền thống mừng được mùa lúa mới một cách rộn ràng, vui tươi. Cả
sân vận động vỗ tay khen ngợi vũ điệu và tiết tấu của A Ma Yun. Nhưng
người ta bị cuốn hút hơn khi Ma Rớt và Y Mút đã thấm mệt đứng qua một
bên nhường chỗ cho A Ma Yun biểu diễn một mình với cả hai dàn chiêng
chín cái và một cái trống lớn. Đúng ra cồng chiêng Tây Nguyên là hình
thức hợp tấu tập thể bằng cách nghe nhau, quyện tâm hồn vào nhau theo
một nguyên tắc nhất định. Có lẽ như nó xa rời với cái tôi của nghệ sỹ.
Nhưng A Ma Yun đã vượt qua điều đó chăng? Tiếng cồng chiêng của A Ma
Yun lúc này như âm thanh của trời đất, rừng núi vừa thiêng liêng vừa độc
đáo; Khi thì như đang nói chuyện với thần linh, khi như đang dâng tràn yêu
thương. Chín cái chiêng của A Ma Yun trở thành chín nốt nhạc, tạo nên
những âm giai quảng 9. Còn dùi đánh chiêng của A Ma Yun thì bít da hai
đầu, chứ không phải một đầu bít để đánh còn đầu kia để cầm như thường
thấy. A Ma Yun cầm gần giữa dùi rồi đánh đầu nọ bên chiêng nảy ngay đầu
kia bên trống, nghe liền mạch rất thú vị như tiếng trống bas. A Ma Yun
đánh lên những giai điệu, tiết tấu khác nhau khi thì dịu dàng say đắm, khi
thì trầm hùng mạnh mẽ; lúc vui, lúc buồn; lúc nhịp nhàng lúc hoảng loạn,
làm cho người nghe đầy tràn cảm xúc. Người ta càng ngạc nhiên hơn khi A
Ma Yun đánh lên cả những tiết tấu đương đại như soul, Rock, pop ballad…
Cả không gian lễ hội như lắng lại để nghe tiếng cồng chiêng của A Ma Yun
nổi trên nền nhạc réo rắc của tiếng đàn T’ Rưng. Một số cô gái dân tộc Êđê,
Bahnar bị cuốn hút đã lên bục xếp hàng nhảy múa theo nhịp điệu cồng
chiêng của A Ma Yun. Năm cô gái tốp đầu trong đó có cả cô vừa đạt danh
hiệu người đẹp nhất Tây Nguyên cũng hoà vào nhảy múa với các cô gái
Êđê, Bahnar…Bỗng từ đâu, một cô gái cũng ăn vận áo váy như người dân
tộc Êđê nhưng không phải loại vải thổ cẩm truyền thống như ta thường
thấy, mà nó mềm mại thướt tha, xuất hiện giữa vòng múa của các cô gái
dân tộc và người đẹp với gương mặt lạnh lùng. Cô gái nhảy múa uyển
chuyển sinh động với những động tác quyến rũ lạ lùng mà lại đúng theo
như nhịp điệu cồng chiêng của A Ma Yun và giai điệu tiếng đàn T’ Rưng.
Cả Duy, A Ma Yun và Y Moan đều sửng sốt thốt lên: “H’ Nhiêu!”. Duy
nhìn lên khán đài thì thấy Y Moan đã đứng bật dậy. Nhưng chẳng hiểu sao