T
KHI GẶP NGƯỜI KHÓ CÓ THỂ THA THỨ
rong cuộc sống, sẽ có lúc bạn gặp phải những người tưởng chừng
không thể nào tha thứ được. Dù biết rằng tha thứ sẽ tốt hơn là sống
mà cứ canh cánh lòng ghét bỏ và phẫn nộ, nhưng thực tế làm đâu
có dễ như nói. Làm sao có thể dễ dàng tha thứ cho người đã phỉ báng, lăng
mạ mình và khiến mình tổn thương cơ chứ? Sẽ có lúc bạn cảm thấy những
vết thương trong lòng quá sâu, cả cơ thể và tinh thần đều kiệt quệ mỗi khi
nhìn thấy kẻ đã hại bạn vẫn đang tiếp tục diễn kịch như chưa từng có
chuyện gì xảy ra hay khi bạn chợt nhớ đến kẻ đã lợi dụng quyền thế, xem
bạn không ra gì, miệt thị và chà đạp bạn.
Những lúc như thế đừng vội vàng cố tha thứ cho người đã làm bạn tổn
thương. Dĩ nhiên trong lòng bạn cũng đâu muốn tha thứ dễ dàng, phải
không? Thực ra, bước đầu tiên để chữa lành vết thương sâu trong lòng
chính là thừa nhận cơn phẫn nộ đang trào dâng trong bạn. Khi vết thương
càng sâu, cảm xúc oán hận và phẫn nộ hướng về người đã gây ra vết thương
là loại cảm xúc sáng suốt nhất giúp cái tôi đã bị tổn thương tự đứng lên bảo
vệ mình, vạch rõ ranh giới với đối phương. Cơn phẫn nộ có vai trò như một
bức tường chắn, nó giữ nhiệm vụ này cho đến khi vết thương của bạn khép
miệng và dần hồi phục. Nếu bạn cố tự thuyết phục bản thân rũ bỏ cơn phẫn
nộ ấy, chưa biết chừng đối phương sẽ càng được thể mà mang đến một vết
thương khác cho bạn đấy.
Tuy nhiên sẽ có một vấn đề khác nếu bạn đã mang trong mình vết
thương từ rất lâu nhưng vẫn giậm chân tại chỗ, liên tục nhớ về nó và tự nhốt
mình trong cái khung của người bị hại. Càng nhớ về những ký ức đau
thương, bạn sẽ càng thấy chán ghét chính bản thân mình vì không có sức
lực để kháng cự và chỉ biết nhận đòn như kẻ ngốc. Và bạn sẽ mãi vẫy vùng
trong quá khứ u ám với cơn thịnh nộ mà để vuột mất hiện tại. Thường