mẹ. Nhất là con trai. Nguyên nhân thì không ít, nhưng tôi có thể tạm chia
thành năm loại nguyên nhân như sau.
Thứ nhất là trường hợp người cha ít thể hiện tình cảm với con cái khi
còn nhỏ, khá gia trưởng và hay la mắng con. Khi ấy người cha trở thành
ngọn núi đáng sợ mà con cái không bao giờ dám vượt qua. Với những
người con bị chiếc bóng đáng sợ và đầy quyền uy ấy của cha đàn áp khi còn
nhỏ, sau này trưởng thành họ sẽ cảm thấy mối quan hệ với cha không thoải
mái, và dù có ở cạnh nhau cũng không biết phải nói gì. Trường hợp thứ hai
là khi người cha hoặc không có hoạt động kinh tế gì đặc biệt, hoặc ngoại
tình khiến người mẹ khổ sở. Những đứa trẻ nhìn thấy mẹ mình khổ sở khi
còn nhỏ sẽ luôn mang trong mình lòng thương xót mẹ, kèm theo sự tổn
thương cũng như phẫn nộ đối với cha. Với những trường hợp này, nếu cảm
xúc về cha không được giải tỏa mà bị kìm nén lâu trong lòng thì đến khi lớn
lên họ sẽ giữ nguyên cảm xúc căm ghét và luôn muốn tránh mặt cha.
Trường hợp thứ ba là người cha lập nghiệp từ hai bàn tay trắng và sau
này kỳ vọng quá nhiều vào con cái. Trong mắt một người cha luôn vượt lên
mọi khó khăn, thì những đứa con dù có học giỏi, có cố gắng chăm chỉ đến
đâu chăng nữa cũng là không đủ. Và những đứa con luôn thèm khát sự công
nhận của người cha ấy đến khi lớn lên sẽ luôn cảm thấy bất an và căng
thẳng. Đó là do họ nghĩ mình phải làm thật tốt hoặc đạt được thành quả gì
đó mới được yêu thương, chứ không phải chính sự tồn tại của họ đã đáng
được yêu thương. Tôi đã gặp nhiều bạn trẻ có học vấn cao, noi làm việc tốt
nhưng vẫn rất tự ti. Khi trò chuyện với họ, tôi nhận ra họ thường thuộc
trường hợp này.
Trường họp thứ tư thì ngược lại, đây là trường họp những người con
sinh ra trong gia đình bình thường nhưng cực kỳ giỏi giang và đạt được
thành công lớn trong xã hội. Không phải tất cả đều như vậy, nhưng thường
những người con trong trường hợp này ghét sự can thiệp của cha và dễ cảm
thấy cha mình kém cỏi. Họ luôn cho rằng mình biết rõ những việc cần làm