YÊU THƯƠNG KHÔNG CẤM ĐOÁN - Trang 110

đến công viên Rokkakubashi chơi, thì y như rằng, lũ trẻ
quanh đó sẽ hò hét, chỉ trỏ và nói rằng "Gaijin, Gaijin kìa".
Kể cả khi đã quen với việc bị phân biệt như vậy, tôi vẫn luôn
nghĩ rằng nuôi dạy một đứa trẻ có màu da khác ở Nhật Bản
là điều vô cùng khó khăn.

Tôi rất ghét từ "Gaijin - Người ngoài" và thường xuyên

sử dụng cụm từ "Gaikokujin - Người nước ngoài" để thay
thế. Từ "Gaijin" có nghĩa là người phía bên ngoài, không
cùng "phía ta" nên tôi luôn cảm thấy đây là một từ mang
tính chất phân biệt, cũng tương tự như người Hàn Quốc gọi
người Nhật Bản là "Oa nhân" (Người lùn) vậy. Các con tôi
tuy là con lai nhưng chúng có hộ chiếu Nhật Bản, khai sinh
là người Nhật Bản và không biết nói tiếng Anh. Nhưng dù
bọn trẻ có cố gắng phủ nhận bao nhieu thì chúng vẫn bị
phân biệt và bắt nạt ở trường. Chính vì những chuyện như
vậy mà cả hai đều trở thành những đứa trẻ rất nhạy cảm,
không thích bị nổi bật khác người.

Mặt khác, đôi khi cũng có những người không ác ý khi

nói 'Thằng bé kia là con lai đấy", "Con lai trông yêu nhỉ",
nhưng đối với vợ tôi, đó cũng là một cách nói đầy định kiến.
Con lai trong tiếng Nhật xuất phát từ chữ Half - một nửa
trong tiếng Anh. Vợ tôi luôn tức giận khi bị nói như vậy và
cho rằng bọn trẻ nhà tôi mang trong mình những điều tốt
đẹp của cả Nhật và Mỹ nên phải dùng từ Double - Nhân đôi
mới đúng.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.