Từ những trải nghiệm đó các con tôi đã thấu hiểu
những thành kiến mà chính người Nhật vô tình đã tạo ra.
Chúng sẽ không phải nếm trải những trải nghiệm kiểu như
vậy nếu sống ở Pháp hoặc Mỹ. Lẽ ra, bố mẹ phải là những
người dạy trẻ không được nói như vậy về người khác,
nhưng tại Nhật Bản, chính các bậc cha mẹ lại là những người
thì thầm to nhỏ "Gaijin" sau lưng người khác.
"Bố đừng viết về những chuyến du lịch nước ngoài
nhé"
Ngay trong giới tài chính, đến thời điểm này vẫn còn
rất nhiều người dùng những từ như "Ketou (Bọn Tây lông
lá). Thậm chí có những người vô cảm, ác tâm khi gọi những
đứa trẻ được sinh ra trong các cuộc hôn nhân quốc tế là "Tạp
chủng", chúng đâu phải là mèo! Có thể đó chỉ là mặt trái của
cảm giác thấp kém, yếu thế hơn. Với những dạng người
thiếu tinh thần quốc tế như vậy, tôi cảm thấy buồn nhiều
hơn là tức giận.
Ở Nhật Bản, việc dạy dỗ con cái không được có những
hành vi phân biệt, miệt thị... hoàn toàn không được chú
trọng, do đó những từ ngữ như vậy vẫn được sử dụng hằng
ngày. Để xây dựng một xã hội công bằng không còn những
thành kiến, định kiến như vậy, phải bắt đầu ngay từ chính
cách thức giáo dục trong gia đình.
Hai con trai tôi có mái tóc hơi vàng, nổi bật nên từ khi
vào tiểu học, chúng thường xuyên bị bạn bè trêu chọc và bắt
nạt. Lúc đó, công việc của tôi cũng có một chút thay đổi nên