của hội học phiệt
vào những năm kinh tế phát triển thần
tốc. Chính vì vậy tôi rất hiểu tâm tư suy nghĩ của những
người này, họ muốn con cái của họ được vào học những
trường nổi tiếng, tốt nghiệp ra trường sẽ vào làm những
công ty nổi tiếng. Đó là chuyện thuộc về xã hội của 20, 30
năm về trước.
Thế nhưng, những người ở độ tuổi 40 hầu như không
còn ai suy nghĩ như vậy nữa, bởi xã hội ngày nay đã có
nhiều thay đổi. Chính những người có thành tích học tập tốt
ở trường lại là người bị bỏ lại nhanh chóng khi bước ra ngoài
xã hội.
Kinh nghiệm của tôi cho thấy, những người kiệt xuất
tài giỏi toàn là những người chỉ tot nghiệp hết cấp ba mà
thôi. Nhìn vào những người có tài kinh doanh giỏi, ta sẽ
thấy rõ không có sự liên quan nào giữa thành công và thành
tích học tập của họ ở trường học cả. Là người công tác lâu
năm ở lĩnh vực tư vấn kinh doanh, gặp gỡ nhiều với những
người đứng đầu các công ty xí nghiệp, tôi có thể khẳng định
và tin chắc điều này hoàn toàn đúng.
Điển hình là Inamori Kazuo, người được xem là giàu có
nhất, thành công nhất Nhật Bản hiện nay của công ty
Kyocera chỉ học Đại học Kagoshima. Còn các quan chức của
(*)
Hội học phiệt: Các hội đoàn được thành lập bởi những cựu
học sinh có quyền thế xuất thân từ cùng một trường đại học, hình
thành thế lực của trường đó trong những giới nhất định.