chức chính trị, thậm chí có người đã chuyển sang Hồng
Kông, Pháp để sinh sống. Nếu bạn đọc hồi ký của những
người thành công ở Nhật Bản gần đây, bạn sẽ thấy cách làm
của bộ Văn hóa - Giáo dục và kỳ vọng của các bậc phụ
huynh hiện nay thật vô cùng ngớ ngẩn.
Thành tích học tập không liên quan đến cuộc đời của
bạn sau này
Ví dụ, khi bạn tham gia họp lớp cấp ba, sẽ luôn có một
điều thú vị xảy ra. Kinh phí họp lớp thì mỗi người đều đóng
như nhau, thế nhưng theo bạn ai là người sẽ chi trả tiền cho
tăng hai? Kỳ lạ là những người hay đề xuất cho tăng hai
thường là những người trước đây luôn có thành tích học tập
lẹt đẹt. Tôi tốt nghiệp từ trường nam sinh nên hễ có họp lớp
là y hệt như thế. Và thường những người cất lời đề nghị lại
là những người làm nghề kinh doanh tự do.
Dân làm công ăn lưong thì làm gì để dành được tiền
mấy. Đôi khi trong những buổi họp lớp, không tránh được
những tiếng thở dài khi ai đó vô tình nói ''Cậu vất vả thật
đấy" với những người làm công ăn lương mà trước đây vốn
là những học sinh ưu tú trong lớp. Mãi đến năm 40 tuổi, tôi
mới nhận ra điều này và thấy đây là một điều thú vị. Thế
nên, điều tôi muốn nói không phải là nên đội sổ sẽ tốt, mà
tôi muốn nhấn mạnh rằng "Thành tích học tập thời đi học sẽ
chẳng liên quan gì đến cuộc sống sau này của bạn".
Tôi tốt nghiệp ngành Khoa học - Công nghệ, khoa Hóa
ứng dụng của trường Đại học Waseda. Sau khi ra trường