bộ Bưu chính viễn thông toàn là những người học Đại học
Tokyo, nhưng đều đang gục ngã trong sự nghiệp.
Soi ngược về 20 năm trước, nếu nói đến những người
thành công thì phải nhắc đến Matsushita Konosuke, Honda
Soichiro, hay Hayakawa Tokuji người sáng lập hãng Sharp,
Iue Toshio người sáng lập tập đoàn điện máy Sanyo. Iue học
hết cấp hai; Konosuke thì chỉ mới học xong bậc tiểu học.
Honda Soichiro cũng chỉ tốt nghiệp cấp hai. Nhưng chính họ
đã làm nên hình ảnh một nước Nhật hồi sinh sau cuộc chiến
bại.
Bước vào giai đoạn kinh tế phát triền thần tốc, xã hội
Nhật Bản bắt đầu xem trọng trình độ học: vấn, trong quá
trình đuổi kịp và vượt qua các nước phương Tây, thế giới
biến thành thế giới của ai tiên phong sẽ là kẻ chiến thắng.
Định hướng giáo dục giai đoạn này rất đúng đắn. Nhưng
bước sang thời đại thay đổi với tốc độ chóng mặt như hiện
nay thì sự ưu tú theo tiêu chuẩn của bộ Văn hóa – Giáo dục
trước đó đã lạc hậu. Cuộc cách mạng thông tin 10 năm trước
đã phá vỡ hoàn toàn trật tự này. Hầu hết các công ty lên sàn
chứng khoán từ năm ngoái đến năm nay đều là những công
ty mà tôi chưa từng nghe thấy tên bao giờ.
Những nhà vô địch trong thời đại mới cũng hoàn toàn
khác với những hình mẫu thành công của 30 năm trước.
Không ai có hứng thú hoạt động trong giới tài chính, mọi
người đều xem chính phủ là kẻ thù. Hầu hết những người
thành công đều không thích chính phủ Nhật Bản và các tổ