tiền mặt và thẻ tín dụng đã biến mất, nhưng mấy món đồ riêng tư vẫn còn.
Bạn hãy tự đánh giá xem sự kiện trên là xui xẻo hoặc may mắn cỡ nào nếu
nó thật sự xảy ra với bạn?
Tính điểm:
Hãy xem các số mà bạn chấm cho ba kịch bản trên. Người không may có
khuynh hướng chấm hai hoặc nhiều hơn điểm đánh giá tiêu cực cho các kịch
bản, trong khi người may mắn có khuynh hướng chọn hai hoặc nhiều hơn
điểm đánh giá tích cực.
Bây giờ xem lại những lý do bạn nêu ra để ủng hộ những đánh giá của
mình. Chúng có lộ ra điều gì về cách bạn nhìn nhận những sự kiện trong đời
bạn? người không may có khuynh hướng tập trung vào khía cạnh tiêu cực của
sự kiện và viết rằng hậu quả có thể tốt hơn. Người may mắn có khuynh hướng
nhìn thấy mặt tích cực của sự việc hơn, và suy gẫm về hậu quả có thể tệ hại
hơn nhiều.
Chương này giải thích cách nhìn khác nhau về vận rủi quan hệ sâu sắc ra
sao với khả năng biến vận xấu thành vận tốt trong cuộc đời bạn.
Tôi tự hỏi, người may mắn có áp dụng kiểu suy nghĩ trái ngược với sự
thật để xoa dịu những tác động về mặt cảm xúc của vận rủi mà họ nếm trải
trong cuộc sống hay không. Họ thường tưởng tượng sự việc có thể tệ hại hơn
mỗi khi họ trải qua chuyện xui xẻo,và vì thế cảm thấy nhẹ hơn về vận rủi xảy
ra với mình? Để khám phá điều này, tôi quyết định cho những người may mắn
và người không may trải qua một kịch bản đen đủi, đồng thời quan sát cách
phản ứng của họ. công trình này được thực hiện cùng với sự công tác của
Matthew Smith. Trợ lý nghiên cứu của tôi lúc ấy, và tiến sĩ tâm lý Peter
Harris. Chúng tôi rà soát lại những kinh nghiệm được rút ra từ những cuộc
phỏng vấn và thư từ để soạn ra vài kịch bản đơn giản.
Kịch bản đầu tiên dựa vào một bài báo tôi tình cờ đọc khi bắt đầu công
trình nghiên cứu của mình. Kể lại câu chuyện rủi ro kỳ quái về một người tên
là Ronald. Vài tháng trước, Ronald đang đứng trên thềm ga xe lửa thì một gã
lạ hoắc xông tới, bắn súng hơi vào ông. Ronald cố chống chế gã nạ mặt nọ,
nhưng trong lúc hỗn chiến, ông đã bị hắn rút dao đâm trúng mặt. quả là một
vụ tấn công dã man và vô cùng bất ngờ. Ronald chỉ ngẫu nhiên có mặt không
đúng nơi đúng lúc. Theo lá thư của Ronald gửi cho tôi, ông nghĩ rằng mình rõ
ràng xủi quẩy nên mới bị tấn công. Nhưng dấu sao ông cũng cảm thấy mình
hên, bởi vì viên đạn súng hơi bật ra khỏi cổ họng bên trái chứ không bên phải,
vị trí rất có thể đã gây tổn thương nặng cho thanh quản của ông. Chúng tôi
dựa vào câu chuyện không may của Ronald để viết ra kịch bản đầu tiên cho
cuộc thử nghiệm.