vũ.
Đây là đạo lý của ta: bất luận kẻ nào muốn học bay thì trước hết phải học
đứng thẳng, bước đi, chạy nhảy, leo trèo và khiêu vũ. Người ta không thể
nhất đán bay bổng ngay liền được.
Với những chiếc thang dây, ta đã học leo lên hơn một chiếc cửa sổ, với đôi
chân dẻo dai khéo léo ta đã leo lên những cột buồm: ngồi trên những cột
buồm vút cao của tri thức bao giờ cũng là một hạnh phúc vĩ đại đối với ta!
- bốc lửa trên những cột buồm cao như những ngọn lửa con: chỉ là một chút
ánh sáng lắt lay, nhưng lại là một nỗi khích lệ lớn lao cho những chiếc tàu
chìm và những kẻ đắm tàu.
Ta đã đến được chân lý của ta theo nhiều con đường và bằng nhiều cách; ta
đã không dùng một chiếc thang duy nhất để leo lên đến đỉnh cao nơi đó mắt
ta đắm chìm trong cõi xa xăm.
Lòng ta bao giờ cũng vẫn miễn cưỡng khi phải mở miệng hỏi đường, -
chuyện đó luôn trái ngược với lòng ta! Ta luôn luôn thích tra vấn và thử
thách chính những con đường.
Thử thách và tra vấn, đấy là lộ trình của ta: - thật vậy, người ta cũng phải
học trả lời cho những câu hỏi như thế! Vì đấy là sở thích của ta:
- đấy không phải là một sở thích tốt hay xấu, nhưng đấy là sở thích của ta,
sở thích mà ta không xấu hổ cũng chẳng cần giấu giếm.
“Từ trước đến giờ đấy là con đường của ta, - còn đâu là con đường của nhà
ngươi?” ta đã trả lời như thế cho những kẻ hỏi ta về “con đường”. Bởi vì
không có con đường.
Zarathustra đã nói như thế.
Trang 322: I-A: tiếng kêu của con lừa, trong Đức ngữ là Ia, đọc giống