“Tây Tây, cháu đừng căng thẳng.” Mẹ của Noãn Noãn an ủi cô, “Ông nội
Noãn Noãn bảo dì nói chuyện với cháu, vừa hay dì cũng đang có ý định
này.”
Kỷ Ức gật đầu, cô không đoán được nội dung nói chuyện giữa họ.
Mẹ Noãn Noãn bắt đầu kể chuyện về ông bà nội của Kỷ Ức, khiến cô
không khỏi bất ngờ. Bà nội của Kỷ Ức là con dâu nuôi từ nhỏ, không được
học hành, từ khi còn bé đã được gửi đến nhà họ Kỷ. Ông nội Kỷ Ức rời nhà
lên Bắc Kinh đi học, bà nội Kỷ Ức ở lại một ngôi làng nhỏ tại Quảng Tây.
Sau giải phóng, bà nội Kỷ Ức rời bỏ Quảng Tây để đến Bắc Kinh, cuối
cùng đến năm bốn mươi tuổi mới có được một người con trai, nhưng do hai
vợ chồng có trình độ văn hóa quá khác biệt nên đã ly hôn. Ông nội Kỷ Ức
cưới vợ hai và đẻ thêm hai người con trai nữa.
Năm ấy khi họ ly hôn, có người vì ý kiến chính trị đối lập với ông nội Kỷ
Ức nên bày mưu cho bà nội cô, để bà tới gây sự cãi lộn ầm ĩ. Cứ ngỡ rằng
làm vậy có thể thay đổi được kết quả, nào ngờ cuối cùng họ vẫn phải chia
tay. Thời ấy có không ít gia đình ly hôn, nhưng chỉ có nhà họ Kỷ là ồn ào
nhất.
“Do đó quan hệ cha con giữa ông nội và cha cháu rất tệ.” Mẹ của Noãn
Noãn nói giảm nói tránh, “Cha cháu là người duy nhất trong nhà không làm
trong quân đội. Lúc bấy giờ, nếu không vào quân đội thì chỉ có thể về quê
thôi. Cha cháu vì thế mới quen mẹ cháu ở Đông Bắc, họ đã phải trải qua rất
nhiều khổ sở. Đến khi hai người quay về đây thì bà nội cháu lại qua đời vì
bệnh tật, cha cháu cũng vì chuyện này mà đã to tiếng với ông nội cháu rất
nhiều lần.”
Cha của Kỷ Ức hận ông nội vì bỏ vợ bỏ con. Ông nội Kỷ Ức cũng hận
con trai bất hiếu, không biết ông đã viết giấy đoạn tuyệt quan hệ cha con