Những người nghĩ rằng mọi người phải chịu trách nhiệm cho hoàn cảnh của
họ thường đổ lỗi cho các cá nhân, tổ chức hay tập thể. Một số đổ lỗi cho xã
hội hay “thời đại”. Những người khác coi thế hệ đi trước là nguyên nhân
cho rắc rối của mình. Tại sao họ lại làm như vậy? Theo nhà làm phim hoạt
hình Doug Larson: “Lý do khiến người ta đổ lỗi cho các thế hệ đi trước là
vì đó là lựa chọn duy nhất của họ.”
Hãy lắng nghe lời khuyên của Tổng thống Theodore Roosevelt: “Làm
những gì có thể với những gì bạn có ở vị trí bạn đang đứng.” Ai cũng có thể
làm điều đó. Đừng bào chữa. Đừng tìm ai đó để đổ lỗi. Chỉ tập trung vào
hiện tại và nỗ lực hết mình. Và nếu bạn mắc lỗi hay thất bại, hãy tìm hiểu
nguyên nhân từ bản thân và cố gắng làm tốt hơn trong những lần sau.
119. Bốn bài học lớn về tinh thần trách nhiệm
Muốn nâng cao tinh thần trách nhiệm, hãy học bốn bài học lớn song rất đơn
giản sau:
Nhận thức rằng để đạt được thành công có nghĩa là phải thực hành ý
thức kỷ luật tự giác. Thắng lợi đầu tiên chúng ta phải giành được là chiến
thắng bản thân. Chúng ta phải học cách tự kiểm soát. Bạn có thể dùng bất
cứ sự khích lệ nào bạn muốn để làm được điều này: mong muốn theo đuổi
các giá trị đạo đức, phần thưởng cho việc trì hoãn sự thỏa mãn, thậm chí
nguy cơ sự việc bị phơi bày trước mọi người. Nhà điều hành kinh doanh
John Weston nhận xét: “Tôi vẫn luôn cố gắng sống theo nguyên tắc đơn
giản sau: Không làm những việc bạn không thấy thoải mái khi bạn đọc thấy
nó trong tờ báo ngày hôm sau.” Mỗi lần bạn ngừng làm những gì bạn không
nên hoặc bắt mình làm những gì bạn nên làm tức là bạn đang củng cố ý
thức kỷ luật tự giác và tăng cường tinh thần trách nhiệm của mình.
Hãy quyết tâm hoàn thành. Trên thế giới có hai kiểu người: những người
làm được và những người có thể làm được. Những người có trách nhiệm
quyết tâm theo đuổi công việc. Nếu họ đã cam kết, họ sẽ thực hiện đến