Tài năng thôi chưa đủ! Peter Drucker, cha đẻ của ngành Quản lý hiện đại,
nói: “Dường như có ít tương quan giữa hiệu quả của một người và sự thông
minh, trí tưởng tượng hoặc tri thức... của anh ta. Sự thông minh, trí tưởng
tượng và tri thức là những nguồn lực thiết yếu, nhưng chỉ có tính hiệu quả
mới biến chúng thành kết quả. Bản thân chúng chỉ tạo ra những giới hạn.
Nếu chỉ cần tài năng là đủ, những người đạt hiệu quả cao nhất và có ảnh
hưởng lớn nhất sẽ luôn là những người tài năng nhất. Nhưng thực tế không
phải lúc nào cũng vậy. Hãy xem xét những số liệu sau:
• Hơn 50% CEO của 500 công ty hàng đầu do tạp chí Fortune (Vận hội)
bình chọn có kết quả trung bình hạng C hoặc C- khi học đại học.
• 65% thượng nghị sĩ Mỹ chỉ xếp ở nửa dưới của lớp học cấp phổ thông.
• 75% tổng thống Mỹ nằm trong nhóm học sinh trung bình của trường học.
• Hơn 50% doanh nhân triệu phú chưa tốt nghiệp một trường đại học nào.
Rõ ràng tài năng không phải là tất cả.
NGUYÊN TẮC NHẢY CAO
Đây không phải cuốn sách bài xích tài năng. Tôi tin vào tầm quan trọng của
tài năng. Tại sao? Tất cả các nhà lãnh đạo thành công đều hiểu tầm quan
trọng của nó. Lou Holtz − huấn luyện viên bóng đá huyền thoại, người dẫn
dắt đội bóng của các trường đại học, từng nói với tôi: “John, tôi đã huấn
luyện các đội bóng có các cầu thủ giỏi và cũng làm huấn luyện viên cho
những đội có các cầu thủ tồi. Tôi huấn luyện tốt hơn khi tôi có các cầu thủ
tốt!” Một đội thể thao, một nhóm kinh doanh hay dịch vụ sở hữu càng nhiều
tài năng thì đội hay nhóm đó càng có nhiều tiềm năng, người lãnh đạo đội
càng có nhiều cơ hội để phát triển.
Hầu hết các nhà lãnh đạo hiểu động lực của quyền sở hữu, sự chia sẻ trách
nhiệm, sự phân công lao động, sự quản lý theo nhóm và sự ủy thác. Thông