Bây giờ thì tôi thấy rằng điều đó đã rõ ràng rồi. Ngay tuần sau, tờ Business
Week đã đăng nguyên một bài viết về ngành SOC với tựa đề “Bình minh
của Siêu chip”. Bài báo này giải thích rằng bằng cách bổ sung thêm các
chức năng vào một con chip máy tính, các công ty như khách hàng của tôi
mới có thể sản xuất những chiếc điện thoại di động rẻ hơn, nhỏ hơn và có
thể xử lý nhiều tính năng hơn. Thông điệp giờ đã có vẻ quen thuộc nhỉ?
Mọi thứ giờ đây đã trở nên rõ ràng, đơn giản và dễ hiểu.
Những diễn giả của thế kỷ 21
Thế nhưng các bạn có thể đang tự nhủ rằng “Hay lắm, Carmine. Nhưng sản
phẩm của chúng tôi lại quá phức tạp làm sao có thể được thể hiện bằng
những thuật ngữ đơn giản?”. Điều này hoàn toàn sai lầm. Thái độ này sẽ
phá hủy khả năng kết nối với những khán giả đương thời của bạn. Albert
Einstein đã từng nói rằng không có gì quá phức tạp đến nổi không thể giải
thích nó một cách đơn giản. Và ông ấy nói rất đúng.
Nếu bạn thực sự mong muốn biến chuyển cảm nhận của khán giả bằng
những buổi thuyết trình của mình, thì không có cách nào khác ngoài việc
xây dựng thông điệp của bạn sao cho mọi người có thể nắm bắt những hàm
ý của nó. Tất cả những nhà báo tôi từng quen biết đều tỏ ra không thích
những thông điệp khó hiểu. Họ đã bị nhồi nhét bởi kiểu tiếp thị thời
dot.com và trở nên nghi ngờ bất cứ điều gì mà họ không thể hiểu một cách
nhanh chóng và dễ dàng. Điều này cũng diễn ra đối với những khán giả của
bạn. Họ đã chán ngấy những diễn giả từ các công ty với những cách diễn
giải tối tăm như mực.
Sau khi phỏng vấn hàng tá giám đốc điều hành, các nhà quản lý, chuyên gia
và những tác giả viết sách, đào tạo hàng trăm người qua các buổi hội thảo
và phỏng vấn hàng ngàn người trong sự nghiệp làm truyền hình của mình,
tôi tin chắc rằng đã đến lúc cần phải có một phương pháp tiếp cận mới cho
hoạt động truyền thông của những nhà quản lý: trở thành những diễn giả