nghiệp biết rằng sự khó hiểu là điều tối kỵ. Tính rõ ràng phải được ưu tiên
hàng đầu.
Điều mà chúng ta giáp mặt 150 lần một ngày nhưng hiếm khi nhìn thấy
Sau đây là ví dụ về một nhà báo đã biến một thông điệp khó hiểu, rắc rối
thành một câu chuyện đơn giản và thú vị. Mô tả sau đây được lấy từ trang
web của một công ty ở Emeryville, California có tên gọi là Wind River:
Wind River là nhà dẫn đầu thế giới trong lĩnh vực phần mềm và các dịch vụ
nhúng. Tùy theo từng thị trường cụ thể, Wind River cung cấp những thiết bị
nhúng nền tảng có thể tích hợp những hệ điều hành thời gian thực của sự
kiện, các công cụ phát triển và công nghệ. Những sản phẩm và dịch vụ
chuyên nghiệp của Wind River được ứng dụng rộng rãi trong nhiều thị
trường khác nhau, bao gồm hàng không và quốc phòng, xe hơi, hàng tiêu
dùng kỹ thuật số, cơ sở hạ tầng công nghiệp và mạng. Wind River cung cấp
công nghệ và dịch vụ chuyên môn có tính tích hợp cao, cho phép khách
hàng tạo ra những siêu sản phẩm hiệu quả hơn.
Bạn có hiểu gì không? Nếu có, bạn hãy nói tôi nghe công ty này làm gì
vậy? Bạn cứ tự nhiên đọc lại một lần nữa, tôi sẵn lòng chờ đây. Thật ra, bạn
đừng phí công mà làm gì. Tôi đã hỏi rất nhiều các khán giả của mình tại các
cuộc hội thảo câu hỏi đó, và cho đến tận hôm nay tôi cũng không nhớ nổi
đã có ai trả lời chính xác điều đó hay chưa, dựa theo những thông tin nêu
trên. Những khán giả ấy đã cố, nhưng hầu hết đều thất bại!
Sở dĩ tôi lấy ví dụ này là bởi vì một ngày nọ tại TechTV tôi đã phỏng vấn
Giám đốc điều hành của Wind River (hiện nay đã không còn tại nhiệm).
Khi đó công ty vừa công bố thu nhập hàng quý và tôi đã gặp rất nhiều khó
khăn trong việc giải thích cho mọi người biết về vai trò cải thiện cuộc sống
của sản phẩm do công ty sản xuất. Đối với tôi, điều này quả rất mập mờ.
Tôi đã không thể trả lời được câu hỏi trong buổi họp biên tập. Điểm cốt lõi
nằm ở đâu? Tôi đã tiến hành những câu hỏi căn bản nhất nhưng cũng không