10 BÍ QUYẾT THÀNH CÔNG CỦA NHỮNG DIỄN GIẢ MC TÀI NĂNG NHẤT THẾ GIỚI - Trang 75

Loại bỏ những biệt ngữ nếu bạn không muốn mất khán giả

Những người giỏi giao tiếp nhất trong kinh doanh thường tránh sử dụng
những biệt ngữ làm rối trí khán giả, đặc biệt khi cần trình bày cho người
bên ngoài thông điệp ẩn sau sản phẩm, dịch vụ, công ty hay sự nghiệp của
mình. Là chủ tịch của một công ty về tin tức và thông tin, Devin Wenig mô
tả giá trị của một thông điệp theo cách thức dễ hiểu nhất và không có những
từ viết tắt, thuật ngữ hay biệt ngữ khó hiểu như sau: “Tôi nghĩ trong thế giới
sau những năm 1990, những biệt ngữ trong quản lý càng khó có đất sống.
Tôi nghĩ rằng mọi người sử dụng các biệt ngữ trong quản lý vì họ không
hiểu bản chất sự việc hoặc hờ hững với nó. Họ sử dụng những từ ngữ và
chủ đề mà một người bình thường đi ngoài phố không tài nào hiểu được.
Cuối thập kỷ 90, chúng ta đã lạm dụng quá nhiều biệt ngữ đến nỗi nó trở
thành một thứ “hương vị” nhạt nhẽo trên miệng mọi người. Thời đó, một
bài thuyết trình chẳng ai hiểu mô tê gì lại có thể đẩy doanh số đến 900%.
Nhưng ngày nay, mọi thứ đã thay đổi. Bạn không còn sự lựa chọn nào khác
ngoài việc phải thể hiện thông điệp của mình sao cho thật rõ ràng, đơn giản,
và dễ hiểu”.

Nói chỉ để nói thì vô ích!

Sau đó, tôi đã hỏi Wenig:

- Điều gì sẽ xảy ra khi anh nói chuyện với một nhóm người không chỉ hiểu
những thuật ngữ đó mà còn mong muốn nghe anh sử dụng chúng?

Wenig trả lời rằng:

- Điều đó cũng chính đáng thôi. Nhưng khi đó, sự việc sẽ khác với trường
hợp những từ ngữ mơ hồ nhằm che giấu các khái niệm. Ví dụ, tôi có thể nói
“năm ngàn đơn vị RET (Giao dịch Điện tử Reuters)”. Khái niệm này hoàn
toàn rõ ràng vì các nhà đầu tư nắm được ý nghĩa của nó. Nhưng tôi không
nên nói như thế này “xu hướng tích cực mà chúng tôi đã ghi nhận trong quý

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.