10 ĐẠI MƯU LƯỢC GIA TRUNG QUỐC - Trang 248

như vậy mà vẫn còn sợ họ không chịu đến. Nay Huyền Đức là người có tiếng anh hùng, vì khốn cùng
nên tới đây nương nhờ, nếu giết đi thì sẽ có hại đến việc chiêu mộ người hiền tài. Tất nhiên những kẻ
sĩ có trí mưu trong thiên hạ hiện nay, nghe được sẽ hoài nghi, không ai dám tìm tới nữa. Như vậy, chúa
công sẽ lấy ai mà bình định được thiên hạ ? Lấy việc giết một người bảo là trừ hậu hoạn, để gây ra sự
nghi ngờ cho tất cả mọi người, thì sự an nguy đối với ta là điều không thể không nhận xét cho kỹ". Tào
Tháo cả mừng, nói : "Lời nói của khanh thật đúng với ý ta". Ngày hôm sau, Tào Tháo bèn viết biểu
tiến cử Lưu Bị làm Châu Mục Dự Châu. Trình Dục can rằng : “Lưu Bị không bao giờ chịu ở dưới
quyền người khác, vậy chi bằng nên sớm giết đi". Tháo đáp : "Hiện nay là giai đoạn phải dùng tới
những vị anh hùng, vậy không thể giết một người mà làm mất nhân tâm trong khắp thiên hạ. Đó chính là
ý kiến giống nhau giữa ta với Quách Phụng Hiếu, nên không nghe theo lời của Dục khuyên".
Đối với chuyện này, trong "Quách Gia Truyện" của "Tam Quốc Chí", phần chú giải của Bùi Tùng dẫn
từ "Ngụy Thư", thì đại để không giống nhau. Đối với một việc nhỏ như thế, đã phản ánh tầm nhìn chiến
lược của người có mưu lược và có quyền hành, thì Tào Tháo và Quách Gia đều giống nhau. Ngay đến
Tuân Vực, Trình Dục và những nhân vật được gọi là "túi khôn" nổi tiếng đương thời cũng không bì kịp.

Mặc dù tạm thời lung lực được Lưu Bị, nhưng hoàn cảnh của Tào Tháo vẫn không phải là một hoàn
cảnh lý tưởng. Lúc bấy giờ phía Bắc có Viên Thiệu, Công Tôn Toản, phía Nam có Viên Thuật, Lưu
Biểu, Tôn Sách, Lưu Chương, Trương Lỗ, phía Tây có Mã Đằng, Hàn Toại, Trương Dương, phía Đông
có Lữ Bố. Riêng Cổn Châu và Dự Châu là hai vùng đất nằm tại khu vực tứ chiến. Đúng ra Tào Tháo
đang ở vào hoàn cảnh bốn bề đều có thế lực kình chống nhau. Cho nên Tào Tháo và các mưu sĩ của
ông, ngày đêm phân tích tình hình, nghiên cứu xem phải làm thế nào để đánh bại quần hùng ở Trung
Nguyên. Họ nhận thức mình là người đang ở vào thế chiến nội tuyến, lại đứng trước tình hình địch
mạnh ta yếu. Viên Thiệu tất nhiên là kẻ thù chủ yếu nhất, còn Lữ Bố là kẻ thù hung ác nhất. Qua đó,
cuối cùng họ đã xác định được phương châm chiến lược là "yếu trước mạnh sau, lần lượt đánh bại
từng kẻ thù một".

Mùa Thu năm Kiến An thứ ba (công nguyên 198) Tào Tháo quyết định đánh Lữ Bố ở phía Đông. Đối
với việc này, trong quân ngũ của Tào Tháo từng có nhiều ý kiến khác nhau. Một số tướng lãnh cho
rằng Lưu Biểu, Trương Tú ở phía sau lưng, nếu viễn chinh Lữ Bố e rằng sẽ gặp nguy hiểm. Trước đó,
Tào Tháo thường hỏi ý kiến của Tuân Vực và Quách Gia :

- Nay ta muốn thảo phạt kẻ bất nghĩa, nhưng sức mạnh của ta không đủ đối địch, vậy phải làm sao ?

Tuân Vực chủ trương đánh Lữ Bố. Ông cho rằng :

- Không đánh Lữ Bố trước thì Hà Bắc (chỉ Viên Thiệu), cũng sẽ khó chinh phục.

Quách Gia cũng nói :

- Viên Thiệu hiện đang vây đánh Công Tôn Toản ở phía Bắc, vậy có thể nhân cơ hội này cử binh sang
phía Đông đánh Lữ Bố. Nếu không tiêu diệt Lữ Bố trước, một khi Viên Thiệu kéo quân tới xâm phạm,
Lữ Bố sẽ cử binh chi viện cho ông ta, thì hậu hoạn sẽ vô cùng to lớn.

Một mưu sĩ khác là Tuân Du cũng cho rằng :

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.