10 ĐẠI MƯU LƯỢC GIA TRUNG QUỐC - Trang 304

bay lượn khắp nơi trong rừng, cảm thấy tâm hồn vô cùng sảng khoái. Cụ già cất tiếng ngâm bài "Quy
khứ lai từ” của Đào Uyên Minh.

Vân vô tâm dĩ xuất tụ,
Điểu quyện phi nhi tri hoàn,
Cảnh ế ế dĩ tương nhập,
Phủ cô tòng nhi bàn hoàn.
Quy khứ lai hề,
Thỉnh tức giao dĩ tuyệt du.

Dịch :

Mây vô tâm rời đỉnh núi,
Chim mệt mỏi bay trở về.
Nắng ảm đạm sắp tắt lịm,
Vuốt cổ tòng lòng lê thê.
Hãy trở về đi chừ,
Xin chấm dứt sự giao tiếp,
Để tha hồ đi ngao du.

Cụ già này chính là Lưu Cơ, một nhân vật tiếng tăm lẫy lừng, trước đây không lâu, ông từ biệt Chu
Nguyên Chương, cáo lão trở về quê nhà. Phải chăng ông đã buồn chán đối với cảnh quan trường ? Chu
Nguyên Chương đối với công lao hạn mã do ông đã lập được, không bao giờ lãng quên. Nhà vua bao
giờ cũng ban thưởng đối với từng công lao của ông. Kể từ ngày ông rời núi cho tới nay, ông đã lần
lượt giữ các chức quan to như Ngự Sử Trung Thừa kiêm Thái Sử Lệnh, Thái tử Tán Thiện Đại Phu,
Hoằng Văn Quán Học Sĩ, Khai Quốc Dịch Vận Thủ Chính Văn Thần, Tư Chính Đại Phu, Thượng Hộ
Quân, v.v... Đến năm công nguyên 1370, ông lại được phong Tước Thành ý Bá, bổng lộc mỗi năm hai
trăm bốn mươi thạch, như vậy trong quan trường ông cũng đã là người danh vọng hiển hách.

Có điều cần nói đến, ấy là những năm đầu khai quốc, Chu Nguyên Chương đối với việc thu thuế lương
tại Xứ Châu, vẫn theo chế độ cũ của nhà Tống là mỗi mẫu thêm năm hộp. Nhưng Chu Nguyên Chương
muốn cho quê hương của Lưu Bá Ôn đời đời truyền tụng sự tích tốt đẹp của ông, nên đã đặc biệt xuống
lệnh, thuế lương tại Thanh Điền không thêm, để cho ân huệ của Lưu Cơ được trải rộng ra khắp thôn ấp
của mình. Như vậy, cũng xem là một điều vinh dự cho ông.

Thế thì tại sao ông lại quy ẩn vào rừng núi ? Ngoài việc ông cương quyết chém Lý Bân và do đó đắc
tội Lý Thiện Trường ra, nguyên nhân căn bản là vì ông đã nhận thức được một cách sâu sắc ý nghĩa
chân thật của cuộc sống, chân lý của lịch sử, và những tang thương biến đổi của nhân thế. Ông tự biết
cá tính của mình, tài năng của mình, chỉ có thể phát huy được trong một thời điểm nhất định, trong một
phạm vi nhất định mà thôi. Nếu thay đổi thời điểm, thay đổi hoàn cảnh, thì vị tất ông có thể thích ứng
được. Việc “thỏ chết làm thịt chó săn" là việc nào phải hiếm hoi trong lịch sử ?

Nhưng cũng không thiếu gì trường hợp khi sự việc đã hoàn thành thì biết kịp thời rút lui. Phạm Lãi
từng bơi thuyền ra đi trên hồ rộng, và đi khắp bốn phương. Trương Lương đã mạnh dạn rút lui kịp thời.
Họ được sống một cuộc sống có tuổi thọ cao, tránh được những bi kịch như Văn Chủng, Thương

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.