10 ĐẠI MƯU LƯỢC GIA TRUNG QUỐC - Trang 306

ngưỡng mộ học thức và tính tình của tiên sinh, nên mới cải trang đến đây yết kiến.

Lưu Cơ nghe xong kinh ngạc, vội vàng đứng lên, nói :

- Xin tha thứ cho sự bất kính của tiểu dân, Cơ này xin cáo từ.

Nói dứt lời, Lưu Cơ bèn đi ra khỏi chòi tranh, bỏ rơi viên huyện lệnh ngồi tại đấy ngơ ngác, một

lúc sau mới buồn bã ra về. Từ đó trở đi, viên huyện lệnh này không bao giờ được trông thấy hình bóng
của Lưu Cơ lần thứ hai nữa.

Lưu Cơ cắt đứt sự qua lại với các quan viên và những người giàu có, hành tung không cố định, cử chỉ
khác thường, thể hiện phong cách của một văn nhân có tính ngông. Kỳ thực, đấy chính là sự thể hiện
khác thường của cá tính vốn "ngay thẳng, ghét những chuyện xấu, và thường không vừa lòng đối với
nhiều sự việc trong đời". Ông định dùng hành động không bình thường có tính cực đoan đó, để tránh
tai họa cho mình, và chống lại với sức quyến rũ của tư tưởng tế thế vốn có, tạo điều kiện cho cá tính
của mình được phát triển. Nhưng nói cho cùng, ông vẫn là người đọc nhiều kinh sách, chịu ảnh hưởng
sâu sắc tư tưởng “nhập thế” Nho gia, nên ông càng muốn siêu thoát bao nhiêu, thì chuyện phiền muộn
trong thế gian càng quấy rầy ông bấy nhiêu.

Sự việc xảy ra như thế này : Sau khi Lưu Cơ quy ẩn chẳng bao lâu, Hồ Duy Dung được cử giữ chức
Tham tri chính sự tại Trung thư tỉnh. Ông này vẫn ghim trong lòng việc Lưu Cơ trước đây đã nói những
lời không tốt đối với mình, bèn mượn cớ gièm pha Lưu Cơ trước mặt Chu Nguyên Chương.

Thì ra, gần quê hương của Lưu Cơ là Thanh Điền, có một địa phương tên gọi Đạm Dương. Nơi đây
đường giao thông thủy lục đều thuận lợi. Núi sông ao hồ nối liền nhau, dễ thủ khó tấn công. Trước kia
nó là một trong những vùng đất không ai quản lý, bọn thổ phỉ thường ra vào, bọn trộm cắp thường tụ
tập gây rối. Phương Quốc Trân cũng đã phát tích từ mảnh đất này, quy tụ quân sĩ rồi đứng lên chống lại
triều đình, gây tai họa cho nước cho dân không ít. Lưu Cơ mắt thấy tai nghe mọi nguyện xảy ra ở đây,
nên trong lòng cảm thấy rất lo lắng. Khi ông còn làm quan ở triều đình, đã từng dâng sớ yêu cầu nhà
vua cho đặt "Tuần Kiểm Ty" tại đây để lo việc trấn thủ, tiết chế. Nhờ đó mà bọn đốt nhà cướp của,
hãm hiếp trộm đạo, mới không dám hoành hành tự do như trước.

Sau khi Lưu Cơ trở về quy ẩn, gặp phải bọn đào binh Minh Dương làm phản gây rối, phương hại đến
sự an toàn của triều đình. Đám phiến loạn này thường quấy nhiễu bá tánh, không việc ác nào mà chúng
không làm. Nhưng quan viên địa phương của nhà Minh muốn giấu chuyện này không cho Thái Tổ biết.
Lưu Cơ nói cho cùng vẫn là một người nhiệt tình, nóng tính, rất ghét bọn giết người cướp của, mặc dù
ông không ra mặt, nhưng để cho đứa con trai là Lưu Liễn, dâng sớ thẳng lên Hoàng đế để báo cáo việc
này, mà không thông qua Trung thư tỉnh.

Hồ Duy Dung biết được chuyện này thì hết sức vui mừng, cho rằng cơ hội trả thù Lưu Cơ đã đến. Hắn
sách hoạch một cách tỉ mỉ, rồi xúi giục đồng đảng là Hình Bộ Thượng Thư Ngô Vân tố cáo Lưu Cơ, vu
khống ông tranh đoạt vùng đất Đạm Dương với bá tánh. Vì Đạm Dương là một địa phương dựa lưng
vào núi, trước mặt là sông, phong thủy rất tốt, lại có “vương khí" nên Lưu Cơ muốn xây mộ địa nơi đó,
để mưu đồ chuyện bất chính về sau. Vì bá tánh không chịu nhường cho ông ta, nên ông ta đã phái
“Tuần Kiểm Ty" lấy danh nghĩa quan quân để xua đuổi bá tánh, khiến bá tánh tức giận nổi lên làm
loạn.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.