10 ĐẠI MƯU LƯỢC GIA TRUNG QUỐC - Trang 305

Ưởng, Lý Tư, Hàn Tín. Với một người khảng khái và có tiết tháo, có tri thức sâu rộng, có đầu óc triết
lý như Lưu Cơ, những sự kiện lịch sử đó hết sức quen thuộc. Do vậy, tất nhiên ông cũng hiểu được ý
nghĩa trong những sự kiện trên. Từ góc độ đó mà xét, thì việc ông quy ẩn là điều tất nhiên.

Con người thường khi đã đánh mất một cái gì mới biết chân giá trị của vật đó. Vào mùa đông cùng
năm, sau khi Lưu Cơ trở về quê quy ẩn, Chu Nguyên Chương mới cảm thấy Lưu Cơ đối với mình là
quan trọng biết chừng nào: Do vậy, ông bác bỏ tất cả dư luận chung quanh, đích thân viết một bản
chiếu văn, nói rõ tường tận công huân của Lưu Cơ và triệu Lưu Cơ trở về kinh, ban thưởng nhiều tiền
bạc và tài vật quý báu, lại truy tặng cho tổ phụ, thân phụ cua Lưu Cơ làm Vĩnh Gia Quận Công, cũng
như phong thêm chức tước và mời Lưu Cơ trở vào cung.

Nhưng Lưu Cơ lúc đó đã hiểu thấu tình đời, cũng biết được trong triều đình nhà Minh tập đoàn Hoài
Tây đang chiếm ưu thế tuyệt đối, mình sẽ không làm gì được. Cho nên ông cương quyết từ chối không
nhận một thứ của vua ban, để trở về quê tiếp tục quy ẩn.

Sau khi Lưu Cơ trở về đến quê hương, hằng ngày ngoài việc du sơn ngoạn thủy, di dưỡng tinh thần,
ngâm thơ làm văn để thố lộ tình cảm ra, ông còn thích cùng uống rượu đánh cờ với dân làng, bình
phẩm những bức tranh, những bức chữ viết đẹp, hoặc cùng với trẻ con nô đùa, nói chuyện đủ thứ, hoàn
toàn quên mất địa vị của mình, tự xem mình như một bình dân bá tánh. Qua đó, ông hưởng được một
cuộc sống phiêu diêu thế ngoại, quên hết những điều vinh nhục trong đời, để siêu thoát ra khỏi cảnh
trần ai thế tục.

Có khi ông còn đàm luận với những tiều phu, những ngư phủ về những chuyện vui trong núi rừng,
những nhã hứng trên dòng sông. Cũng có khi ông cùng tản bộ với những lão già trồng dâu, làm ruộng,
để cùng nhau bàn bạc về phép dưỡng sinh. Nhưng, ông tuyệt đối không bao giờ nhắc đến công danh
chiến tích của mình trước kia, và cũng không thích người khác đề cập tới chuyện đó. Nếu có ai nói
cùng ông những lời dua nịnh, chắc chắn ông sẽ bất mãn, thậm chí ông sẽ không tiếp xúc với người đó
nữa. Do vậy, mọi người trong làng quen biết ông đều gọi ông là "Bá ôn huynh", chứ không gọi chức
danh của ông nữa. Cho nên những người chưa từng biết ông, vẫn tưởng ông là một ẩn sĩ thông thường,
muốn gác bỏ thế sự ngoài tai.

Viên huyện lệnh Thanh Điền từ lâu đã ngưỡng mộ tài học của Lưu Cơ, nghe ông trở về quê hương,
nhiều lần xin gặp mặt nhưng Lưu Cơ dứt khoát không tiếp, hoặc lấy lời uyển chuyển để từ chối. Đối
với việc viên huyện lệnh đề nghị chăm sóc, chiếu cố ông, ông cũng không tiếp nhận. Qua câu chuyện
sau đây cho thấy việc mai danh ẩn tích của ông, cũng có ít nhiều màu sắc truyền kỳ.

Một hôm, có một người ăn mặc theo lối nông dân, tìm đủ cách mới hỏi ra chỗ ở của Lưu Cơ. Ông ta
phải lặn lội nhọc nhằn mới vào được núi sâu và xin ra mắt Lưu Cơ. Lúc bây giờ Lưu Cơ đang dùng
một chiếc chậu rất thô sơ để rửa chân, khi nghe có người xin gặp, ông vẫn tưởng đó là những người
cùng quê đi qua đường, nên vui vẻ bằng lòng tiếp kiến, và cho người nhà dẫn người nhà quê đó vào
chòi tranh. Người này bảo mình chưa từng quen biết với ông, nhưng trong câu chuyện hai người tỏ ra
rất hợp ý nhau. Ông giữ người này ở lại để dùng một bữa cơm gạo kê. Sau khi ăn xong, người nhà quê
này nói :

- Xin Lưu học sĩ tha tội nói đối của tiểu thần. Thực ra, tiểu thần đây là Tri huyện Thanh Điền từ lâu đã

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.