10 ĐẠI MƯU LƯỢC GIA TRUNG QUỐC - Trang 308

trị cho ông. Sau khi người thầy thuốc này cho Lưu Cơ uống một thang thuốc, thì trong bụng Lưu Cơ
xuất hiện một vật cứng như đá, to bằng nắm tay. Lưu Cơ là người có tâm hồn khoan hồng đại độ, tuyệt
đối không nghĩ rằng Hồ Duy Dung sẽ dùng thủ đoạn đê hèn như thế để hãm hại mình. Đúng là ông đã
dùng lòng dạ của người quân tử, để đo lòng dạ của kẻ tiểu nhân.

Ngoài ra, cái chết của Lưu Cơ cũng có tương quan đến bản tính đa nghi của Minh Thái Tổ. Nhà vua
đối với một vị công thần lúc nào cũng trung thành với nhà vua, mà vẫn không yên tâm. Đối với bản sớ
tố cáo Lưu Cơ của bè đảng Hồ Duy Dung, nhà vua không cho điều tra cặn kẽ để tìm hiểu sự thật, mà
lại kết luận một cách mù quáng. Như vậy, không làm cho Lưu Cơ đau khổ sao được ? Tất cả những
việc đó, chứng minh Lưu Cơ trước đây xin về quê quy ẩn là một người có tầm nhìn rất xa. Chẳng qua
vì sự quy ẩn của ông không triệt để, nên cuối đời vẫn chạy không thoát cái cảnh “chó săn bị làm thịt”.

Cho đến chết, Lưu Cơ vẫn không quên lòng trung thành muốn góp sức với vương triều nhà Minh.
Trước khi lâm chung, ông đã dùng tâm huyết của mình viết ra một bản tấu chương dự đoán thời thế,
nhân sự, để tâu trình lên Minh Thái Tổ. Điều đó cho thấy tâm trạng vừa bi phẫn vừa lạnh nhạt, vừa ấm
ức lại vừa nặng tình của một vị mưu sĩ ngay thẳng, nói lên tính cách của Lưu Cơ vừa phiêu dạt khoáng
đạt, lại vừa không thể gác bỏ mọi chuyện của trần thế ngoài tai. Điều đó phản ánh rõ rệt tính cách điển
hình của một người nho học. Lưu Cơ nằm trên giường bệnh, chỉ còn da bọc xương, hơi thở thoi thóp,
thế mà vẫn cố gắng gọi người con trai là Lưu Liễn đến bên cạnh, rồi dùng bàn tay run run lấy từ dưới
gối ra một quyển sách nhỏ đã ngã màu vàng, trao cho con, nói :

- Đây là một quyển sách có tương quan đến hiện tượng thiên văn và nhân sự. Nó chính là kinh nghiệm
được tổng kết từ thực tiễn quân sự cũng như từ việc trị quốc nhiều năm qua của cha. Con hãy mang nó
đến trao cho triều đình, và tâu với hoàng thượng là đừng để cho người hậu thế học tập.

Quyển sách trên chính là quyển "Thiên văn thư" mà cho tới ngày nay, mọi người đều có cảm giác là nó
hết sức thần bí. Về sau, Thái Tổ xuống lệnh xếp quyển sách này cùng với quyển "Bách chiến kỳ lược",
là loại văn hiến cơ mật, không được công bố ra ngoài. Do vậy, về sau cả hai quyền sách này đều bị
thất truyền. Có thể nói đấy là một sự tổn thất to đối với lịch sử.
Ông lại trao cho đứa con trai kế là Lưu Cảnh một bản tấu chương khác, dạy rằng :

- Phép cai trị thì phải có khoan dung, có trừng trị, chẳng khác nào một sự tuần hoàn, có lúc phải nới
lỏng, có lúc phải siết chặt. Khi cần thanh trừng trong thiên hạ thì phải có hiệu lệnh nghiêm minh, kẻ có
tội phải bị xử chém, phải lấy phép nước để trị dân. Nhưng khi thiên hạ thái bình, nhất là như hiện nay,
thì phải nghĩ tới chuyện dưỡng sức dân, phải lấy phép cai trị nhân đức mà cai trị dân, giảm thiểu hình
phạt, thực thi nhân nghĩa. Những nơi có địa thế hiểm yếu quan trọng, thì cần phải gắn chặt với kinh sư.
Ta vốn muốn viết một tờ di biểu nói rõ quan điểm trên, nhưng do Hồ Duy Dung đang nắm quyền triều
chính, dù có viết cũng không có tác dụng gì, trái lại, sẽ gây hại cho các con. Ta tin chắc Hồ Duy Dung
sẽ có chuyện xảy ra. Sau khi hắn có chuyện, thì hoàng thượng nhất định sẽ nghĩ tới ta. Nếu hoàng
thượng có hỏi gì về ta, thì các ngươi hãy dâng lên cho nhà vua bản tấu chương cơ mật này.
Hai người con trai ứa lệ, im lặng gật đầu nhận lệnh của cha.

Về mặt triều đình, sau khi Dương Hiến, Uông Quản Dương lần lượt bị tội và bị cách chức, Hồ Duy
Dung nắm hết quyền bính ở Trung thư tỉnh, chuyên quyền độc đoán, lạm dụng sự sinh sát để mưu đồ tư
lợi, kết bè kết đảng để làm lợi riêng tư. Tất cả những bản tấu chương của các quan bên trong lẫn bên

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.