người làm marketing vĩ đại đều có giác quan đó. Những chính trị gia hay
những người lãnh đạo kinh doanh cũng đều có giác quan đó.
Họ biết tâm trạng phổ biến hiện tại là thế nào, và khi nó trở nên tiêu cực,
họ biết làm thế nào để thay đổi tâm trạng đó.
Gia công sản xuất nước ngọt của Coca-Cola ở Philippines từng là công
việc phát triển rất mạnh mẽ từ sau chiến tranh Mỹ - Tây Ban Nha. Nhưng
cách đây một vài năm, nó bắt đầu tụt dốc. Việc gia công của Coca-Cola
được quản lý bởi một công ty trong nước có tên là San Miguel. Những
người lãnh đạo của San Miguel muốn tập trung vào phát triển sản phẩm bia
và bắt đầu phớt lờ thị trường nước ngọt. Năm 1981, xu hướng này trở nên
tệ hại đến mức trên thị trường Philippines, Pepsi bán chạy gấp đôi sản
phẩm của chúng tôi.
Cuối cùng, một trong những người lãnh đạo chủ chốt của chúng tôi, John
Hunter, đã thuyết phục được những người chủ của công ty San Miguel cho
phép chúng tôi thực hiện việc gia công theo một thỏa thuận hợp tác gia
công.
Trang thiết bị không hề thay đổi. 12 ngàn nhân viên cũng giữ nguyên
không hề thay đổi. Chúng tôi chỉ thay đổi hai điều. John Hunter, một người
Úc, đã từng làm việc cho Coca-Cola ở Nhật và khu vực Thái Bình Dương,
tiếp quản thêm khu vực này của công ty Coca-Cola; và Neville Isdell, một
người Ireland, từng làm việc cho
Coca-Cola ở khu vực Nam Phi và một thời gian ngắn ở Úc, đã tiếp quản bộ
phận gia công và 12 ngàn nhân viên trở thành nhân viên của ông.
John và Neville cùng nhau thay đổi và tăng cường sức mạnh cho công ty
gia công ở Philippines. Neville thuê thêm vài ngàn nhân viên mới, phát
triển và thực hiện một kế hoạch mới. Ở thời điểm đó, Philippines có lộn
xộn về chính trị, điều đó làm gia tăng mức độ áp lực lên tất cả mọi người.
Thêm nữa, sau đó, cạnh tranh trở nên khốc liệt cả về cách thức lẫn giá cả.
Nhưng vượt lên trên hết, Neville, với tư cách là trưởng của bộ phận gia
công, đã nghe ngóng và nhận ra rằng nhân viên của ông không đánh giá cao