Mà chính là những thứ chúng ta biết không nhiều”
- Mark Twain -
(Một số người “biết” rằng không phải Mark Twain nói những câu này.
Nó được nói ra bởi Artemus Ward, Ralph Waldo Emerson, hoặc Will
Rogers. Sự thật thì, tôi “biết” rằng không ai trong số đó là tác giả của
những dòng này cả. Người đó là chú Vern của tôi. Tôi “biết” vậy vì tôi đã
từng có mặt lúc ông nói điều đó).
ĐÔI KHI CHÚNG TA THẤY điều chúng ta muốn thấy, đó không phải
thực tế mà chỉ là các dữ liệu khiến chúng ta tưởng rằng chúng đại diện cho
thực tế. Hoặc là những dữ liệu mà chúng ta muốn chúng đại diện cho thực
tế.
Có một thiên kiến tâm lý được gọi là cái bẫy của sự khẳng định. Chúng
ta tìm kiếm sự khẳng định cho những quan điểm mang tính định kiến hơn
là tìm kiếm những lỗi sai trong những quan điểm đó.
Enron đã lừa đảo rất nhiều người, trong đó có rất nhiều người ở trong
chính công ty. Tuy nhiên, những người trong công ty Enron bị làm rối trí
bởi vì họ hoàn toàn không suy nghĩ về thứ mà họ nhìn thấy trên bảng cân
đối kế toán. Họ quá háo hức mong cho những con số trên đó trở thành sự
thực đến mức họ phớt lờ việc chúng hết sức vô lý và khó hiểu. Báo chí kinh
doanh cũng ngu ngốc không kém. Họ cần những tin “nóng”, không nhất
thiết phải là tin thật. Và cứ thế, sự giả mạo và các chuyên gia lừa bịp ở mọi
cấp độ tha hồ khai thác sự ngớ ngẩn của ngay cả kẻ được coi là uyên bác
nhất trong số chúng ta. Họ hiểu đôi khi chúng ta có nhu cầu tin vào ảo
tưởng thay vì thực tế.
Vào cuối những năm 1940, khi Pepsi bán giảm giá “mua một tặng một”,
lãnh đạo công ty Coca-Cola đã tự lừa dối mình bằng việc hàng quý, lập báo
cáo doanh số bán hàng theo thùng. Và các báo cáo doanh số theo thùng như
vậy cho thấy Coke bán được nhiều thùng hơn đối thủ cạnh tranh của họ.
Vấn đề duy nhất ở đây là thùng của Coca-Cola chứa 24 chai loại 6,5 ounce
trong khi thùng của Pepsi là 24 chai loại 12 ounce. Không ai trong số họ